Hãy cùng ngắm nhìn sự thay đổi của Seoul (Hàn Quốc) trong một thế kỷ qua.
Cung điện Gyeongbok trải qua nhiều lần thay đổi ở thế kỷ trước, trong đó có việc tái xây dựng một số địa điểm sau khi nhiều tòa nhà bị phá hủy dưới thời Nhật Bản đô hộ. |
Cửa phía bắc của cung điện Gyeongbok hay còn gọi là Sinmumun đã bị phá hủy trong giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng năm 1592 và sau đó đã được cải tạo năm 1865. |
Những hành lang chạy dài trong mỗi cung điện luôn luôn được trang trí trang trọng. |
Cung điện Sungnyemun trong thời đại Joseon và thời kì là thuộc địa của Nhật Bản. |
Dù có một vài sự di chuyển các khu vực xung quanh Sungnyemun nhưng nơi đây vẫn là một thị trường buôn bán vải, trang sức… đông đúc và nhộn nhịp. |
Được xây dựng từ năm 1471, Đài tưởng niệm Wongaksa được xây dựng nhằm tưởng nhớ những công trình của đền Wongaksa. |
Trong thời gian chiến tranh, những cây cầu từ phía Bắc của sông Hàn nối tới phía Nam đều bị phá hủy để làm chậm quá trình phát triển quân đội Trung Quốc và Bắc Hàn, nhiều người tị nạn đã phải đi ngang qua sông Hàn lúc đóng băng. |
Dongdaemun: Tuy bức tường này đã mất, nhưng cửa Dongdaemun vẫn còn đến ngày nay. Dongdaemun bắt đầu trở thành khu vực buôn bán vào năm 1905 và bây giờ thì được biết đến như trung tâm thời trang của Hàn Quốc. |
Gần như không hề thay đổi, những lăng mộ Hoàng gia thời đại Joseon vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Khu lăng mộ Hoàng gia là nơi tưởng nhớ những người thuộc hoàng tộc đã khuất, đồng thời thể hiện quyền uy của dòng tộc trong thời đại Joseon. Năm 2009, Khu lăng mộ Hoàng gia của triều đại Joseon được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. |
Khi Hàn Quốc phát triển, nhiều người đã lũ lượt kéo nhau từ vùng nông thôn lên Thủ đô Seoul, khiến nơi đây trở thành thành phố đông đúc bậc nhất Hàn Quốc. |
Nhiều ngôi nhà và thuyền đánh cá đã từng neo đậu bên bờ sông Hàn. Ngày nay, sông Hàn được biết đến như một nơi diễn ra các hoạt động vui chơi giải trí. |
Đền Dong Gwan Wang Myo được xây dựng từ thế kỉ thứ 3 và là ngôi đền duy nhất trong ba ngôi đền ở Thủ đô Seoul được người Trung Quốc xây dựng tồn tại đến ngày nay. |
Trong khi hàng hóa mà những người dân xứ sở kim chi mang vác đã dần thay đổi, thế nhưng những người vận chuyển hàng hóa của Seoul dường như vẫn phải gánh một khối lượng hàng hóa khổng lồ ở trên vai. |
Ga Seoul đã trải qua nhiều lần cải tạo, tu sửa vào khoảng thế kỷ trước. Ngày nay, một phần Ga Seoul còn nguyên gốc được sử dụng như một bảo tàng triển lãm nhỏ và những khu vực xung quanh là trung tâm tàu điện. |
Cổng Độc lập ở Seodaemun là biểu tượng cho sự độc lập và ý nghĩa truyền thống này vẫn còn duy trì đến ngày nay, biến khu vực nơi đây trở thành một biểu tượng thiêng liêng. |
Thi Thi (Theo Seoulsync)