- Ông nói: "Ngày xưa đến với bà ấy, tôi cũng nghèo lắm nhưng bố mẹ vợ không hề cấm cản mà còn ủng hộ cho chúng tôi đến với nhau. Dù lúc ấy, nhà vợ tôi rất khá giả...
Mối tình hơn nửa thế kỷ với người vợ tào khang
Để có những tháng ngày rong ruổi trên con đường nghệ thuật nhiếp ảnh, mọi việc trong gia đình, một tay bà Phạm Thị Bích Hằng - vợ ông Vinh lo liệu. Bà kém ông 7 tuổi, đến nay cũng ngót nghét nửa thế kỷ ông bà bên nhau.
Vợ chồng ông Nguyễn Tấn Vinh chụp dịp Tết nguyên đán năm Kỷ Dậu - 1969 |
Ông Vinh cho biết, vợ ông là con gái Hà Nội gốc, sinh ra trong gia đình nề nếp, gia giáo, thuộc tầng lớp khá giả ở Hà Nội xưa.
Kể về thiên tình sử của mình, ông nói: "Ngày xưa đến với bà ấy, tôi cũng nghèo lắm nhưng bố mẹ vợ không hề cấm cản mà còn ủng hộ cho chúng tôi đến với nhau. Dù lúc ấy, nhà vợ tôi rất khá giả.
Nhiều đám con nhà giàu có đến tìm hiểu mà bà ấy từ chối hết, chấp nhận về làm vợ người chỉ có hai bàn tay trắng như tôi. Có lẽ, vì hai vợ chồng đều xuất phát điểm từ nghề giáo nên tìm được tiếng nói chung".
Cả cuộc đời, bà lăn lộn, gánh vác gia đình cùng ông. Những thăng trầm, khốn khó qua năm tháng khiến câu chuyện tình yêu đẹp của ông bà càng thêm bền chặt, son sắt.
Bà Phạm Thị Bích Hằng - người vợ tào khang, gắn bó với ông Vinh suốt nửa thế kỷ qua (ngoài cùng bên trái, áo dài màu xanh lá). Ảnh: NVCC |
“Tôi nghỉ sớm nên không có chế độ hưu, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng lương hưu giáo viên ít ỏi của bà ấy, sau này thì có thêm chút ít trợ cấp người cao tuổi mà chẳng bao giờ bà ấy than vãn, trách cứ lấy một lần.
Mấy chiếc áo khoác cũ rồi, tôi bảo đi mua chiếc khác, bà ấy kêu không có tiền trong khi lại tiết kiệm tiền mua tặng tôi chiếc máy ảnh kĩ thuật số. Thực sự nghĩ về bà ấy, tôi rất cảm động. Việc nhà bà ấy đòi làm hết. Tôi động vào việc nhà là bà ấy giận, bà ấy không muốn tôi vất vả. Đấy là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất suốt 51 năm bên nhau hai vợ chồng chiến tranh lạnh.
Vợ chồng nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Vinh. Ảnh NVCC |
Nhà có máy giặt, bà ấy ít khi dùng, bao giờ cũng phải giặt tay rồi mới cho vào vắt, bà ấy bảo như vậy quần áo mới sạch sẽ, mà quần áo tôi mặc toàn đồ kaki với quần áo bò, dày và nặng lắm.
Nấu nướng bao giờ cũng nhường chồng con ăn miếng ngon, có lần tôi phải nói dối là không muốn ăn để bà ấy ăn đấy”.
Được biết, ông bà có hai người con, người con gái đã có gia đình còn người con trai không may bị thiểu năng. Bà Hằng vẫn ngày ngày cần mẫn, chăm sóc con, vun vén cho tổ ấm của mình cho chồng có điều kiện theo đuổi đam mê.
Với bà, mỗi ngày đợi chồng về, hai ông bà cùng nhau xem và nhận xét về những bức ảnh ông chụp trong ngày, bỏ qua hết những lo toan, muộn phiền trong cuộc sống là điều hạnh phúc nhất.
Tình yêu với nàng thơ Hồ Gươm...
Bước vào làng nghệ thuật nhiếp ảnh khi tuổi đã cao, ông Nguyễn Tấn Vinh không ngừng say mê học hỏi. Từ chỗ không biết gì về máy ảnh hiện đại đến những phần mềm chỉnh sửa anh, ông Vinh mày mò tự học và nhờ anh em trên diễn đàn nhiếp ảnh hướng dẫn thêm. Đến nay, ông có thể sử dụng các công cụ phụ trợ đó một cách chuyên nghiệp.
Mỗi ngày ông cố gắng chụp thật nhiều, không chỉ để trau dồi kĩ năng chụp ảnh mà còn như ông nói: "Quỹ thời gian của tôi không còn nhiều, nên tôi muốn chụp nhiều hơn nữa. Nó cũng là thú vui để tôi quên đi bệnh tật, tuổi tác".
Chụp ảnh là thú vui để ông Vinh quên đi bệnh tật, tuổi tác. Ảnh: NVCC |
Lang thang dọc bờ hồ và lưu giữ những khoảnh khắc đẹp của Hồ Gươm qua bốn mùa trong năm niềm say mê của nhiếp ảnh gia 86 tuổi Nguyễn Tấn Vinh. Ảnh: NVCC |
Ông Vinh chụp nhiều, đi nhiều nhưng Hồ Gươm mới chính là nàng thơ khơi nguồn sáng tác cho ông.
Hồ Gươm là nàng thơ khơi nguồn sáng tạo cho ông Vinh sáng tạo nghệ thuật. Ảnh: NVCC |
Từng gốc cây, thảm cỏ, từng con người và những sinh hoạt ngắm cảnh, đi dạo thường nhật ở Hồ Gươm đều được ông đưa vào khung hình.
Ông Vinh lưu giữ mọi khoảnh khắc tự nhiên chân thực nhất của cảnh vật, con người. Ảnh: NVCC |
Người ta thường bảo Hồ Gươm chỉ đẹp nhất vào mùa thu nhưng với ông Vinh, 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, Hồ Gươm đều có nét đẹp riêng. Như mùa đông, cây cối rụng lá, cây trơ trọi, gầy guộc trong sương sớm, đầy bí ẩn đến mê hoặc.
Ông Vinh lưu giữ lại mọi khoảnh khắc tự nhiên, chân thực nhất của cảnh vật, con người. Từ cành liễu phất phơ, nhành hoa vàng rực rỡ đến những gánh hàng rong, người lượm rác… Và những hình ảnh quen thuộc như cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn cổ kính, tháp Rùa trầm mặc.
Người đàn bà nhặt rác. Ảnh: NVCC |
Ông Vinh kể: Khi chụp bức ảnh "Người đàn bà nhặt rác" bằng ống Tele (ống chụp xa) tôi muốn ghi lại nỗi khó khăn trong cuộc sống của họ. Vì đã là lao động chân chính, thì nghề nào cũng đáng trân trọng".
Cô bé 10 tuổi nhờ loa phường khuyên bố mẹ xé đơn ly hôn
Ông Quang và vợ ra mở cửa thì nhìn thấy cô bé khoảng 10 tuổi, mặt nhem nhuốc đầy nước mắt, tái nhợt đi vì lạnh. Hai vợ chồng ông vội đưa cô bé vào nhà, hỏi han xem vị khách đặc biệt có việc gì cần...
Mẹ chồng sáng sáng chặn cửa, 'soi' quần áo con dâu
Mẹ chồng tôi là một nhà giáo, bà về hưu đã gần 20 năm. Thời của bà, mọi thứ đều phải “khuôn vàng, thước ngọc”, con dâu phải luôn đảm đang, "xuất giá tòng phu".
Tự sự đắng ngắt của một nạn nhân bị ấu dâm
Những ngày gần đây, trên Facebook, mọi người chia sẻ bộ phim mang tên "Hope - Hi vọng" do Hàn Quốc sản xuất, cổ họng tôi nghẹn đắng, nước mắt trào ra. Cảm xúc đau đớn, ê chề ngày nào cứ lẩn khuất, bóp nghẹt trái tim tôi.
Diệu Bình