- Tối 4/9 (14/7 Âm lịch), hàng nghìn Phật tử và người dân đã đến dự lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Quỳnh Lôi (có tên tự là Long Khánh Tự) ở Quỳnh Lôi, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Với truyền thống tri ân và báo ân, chùa Quỳnh Lôi đã long trọng tổ chức đại lễ Vu Lan báo hiếu và cầu siêu cho các liệt sỹ hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Các chư tăng trong giờ phút khai mạc Đại lễ |
Đại đức Thích Đạo Thông - trụ trì chùa Quỳnh Lôi, Trưởng ban trị sự Phật giáo quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cho biết: “Vu Lan - báo hiếu là một trong những ngày lễ thiêng liêng cao quý của Phật Giáo.
Đây là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn đối với các đấng sinh thành, vì thế ngày này luôn nhận được sự quan tâm đông đảo của người dân.
Đại đức Thích Đạo thông - trụ trì chùa Quỳnh Lôi, Trưởng ban trị sự phật giáo quận Hai Bà Trưng, đọc diễn văn khai mạc. |
Ngoài tổ chức lễ Vu Lan để khơi gợi lòng thành kính, hiếu thuận với cha mẹ, tổ tiên thì nhân dịp này chùa Quỳnh Lôi cũng tổ chức tri ân, cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”.
Đến tham dự lễ Vu Lan, mỗi Phật tử được phát một bông hoa hồng cài lên ngực áo.
Đội sinh viên tình nguyện hỗ trợ Đại lễ Vu lan, phát hoa cho phật tử |
Bông hồng màu đỏ tượng trưng cho những ai còn cha mẹ, bông hồng màu hồng tương trưng cho người đã mất mẹ hoặc cha và bông hồng màu trắng tượng trưng cho việc song thân của người đó đã qua đời.
Mỗi màu của hoa hồng tượng trưng cho song thân phụ mẫu của người đó còn sống hay đã mất |
Riêng các tu sĩ, người còn có cha mẹ rộng hơn, cao cả hơn, đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.
Các tu sĩ được cài bông hoa hồng màu vàng |
Lễ Vu Lan thường được tổ chức từ ngày 10 đến 15/7 Âm lịch, nhắc mỗi người nhớ đến ân tình của cha mẹ, tận tụy cả đời nuôi dạy con.
Đông đảo các phật tử đến tham dự Đại lễ Vu Lan từ rất sớm. |
Văn nghệ chào mừng Đại lễ. |
Các phật tử chăm chú lắng nghe thuyết giảng về ý nghĩa ngày Vu Lan. |
Các em nhỏ 5 tuổi được cha mẹ cho lên chùa dự lễ Vu Lan. |
Nghi lễ Phật tử dâng y cho các Chư Tôn Đức Tăng trong buổi lễ. |
Trong tiếng kinh Vu Lan và lời giảng về công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, nhiều người không kìm được nước mắt. |
Bài cúng Rằm tháng Bảy theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Theo phong tục của người Việt, lễ cúng Rằm tháng Bảy cũng là một trong những nghi lễ quan trọng của năm. Do đó, cần cẩn trọng thực hiện một bài văn khấn một cách bài bản nhất.
Nghệ nhân Ánh Tuyết: Làm cơm cúng Rằm đừng cầu kỳ, lãng phí
Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, làm cơm cúng Rằm tháng bảy để tỏ lòng thành tuy nhiên phải phù hợp hoàn cảnh kinh tế, tránh lãng phí.
Nhật Linh