Cả cái Tết năm ngoái, bố mẹ tôi, và tôi gần như mất Tết vì cái mặt sưng sỉa như "đâm lê" của cô ấy…

Trước khi viết lên những dòng này, tôi cũng suy nghĩ, đắn đo rất nhiều. Tôi không muốn đem chuyện của nhà mình ra thiên hạ giống như người ta “vạch áo cho người xem lưng”. Thế nhưng, chỉ còn hai tháng nữa là Tết. Ngày Tết, vui thì có vui, nhưng cũng lắm chuyện rắc rối.

Tôi năm nay 32 tuổi. 2 năm trước, tôi lấy vợ. Vợ tôi người Lạng Sơn còn tôi quê Ninh Bình. Chúng tôi cùng sống và làm việc tại Hà Nội.

Năm đầu tiên lấy nhau, cả hai vợ chồng tay trắng. Ngày Tết, có được 4 triệu tiền thưởng cơ quan, tôi gửi về cho bố mẹ đẻ 2 triệu sắm Tết. Sau đó, hai vợ chồng tôi lên chúc Tết quê ngoại vào chiều 27 Tết. Trước khi đi, tôi đưa cho vợ 1 triệu để vợ mua quà. Còn 1 triệu, tôi cầm lên biếu bố mẹ vợ.

Cứ tưởng, thế là trọn vẹn vì tôi đã tiêu đi toàn bộ tiền thưởng Tết của mình cho hai nhà. Không ngờ, vợ tôi ngấm ngầm khó chịu. Cô ấy cho rằng, tôi trọng bên nội hơn. Biếu bố mẹ hẳn 2 triệu cộng thêm tiền sắm sửa Tết nhất cho nhà nội của cô ấy cũng phải vào 4, 5 triệu.

Tuy nhiên, đó là năm đầu tiên nên cô ấy không phản ứng gay gắt. Đến năm thứ hai, công việc làm ăn bên ngoài của tôi khá khẩm hơn. Tôi bàn với vợ chuyện gửi biếu Tết.

Theo tôi, vì chúng tôi ăn Tết ở nhà nội, bố mẹ tôi sẽ phải tốn kém hơn nên gửi biếu bố mẹ 5 triệu, còn bên ngoại thì biếu 3 triệu. Vợ tôi không tỏ thái độ hài lòng nhưng không nói năng gì. Đến phần mua quà Tết, tôi bảo cô ấy, sắm lễ chúc Tết họ hàng bên nội mỗi gói quà trị giá 150 - 200 nghìn đồng.

Còn chuyện quà cáp họ hàng xa xa bên ngoại chỉ cần mang tính tượng trưng chứ nếu mua như nội thì tiền cao bằng núi. Bên nội nhà tôi, bố tôi chỉ có hai anh em ruột, mẹ tôi cũng chỉ có 3 chị em. Trong khi bố cô ấy có tới 8 anh em ruột, mẹ cô ấy cũng hẳn 6 anh em.

{keywords}
Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Các bác các chú nhà cô ấy lại nhiều tuổi, con cái đều đã dựng vợ gả chồng, chúng tôi đến nhà nào cũng phải quà cáp thì làm sao cào bằng như bên nội nhà tôi. Vậy mà, cô ấy không hiểu, cô ấy gào lên, bảo tôi thiên vị.

Rồi cô ấy lôi ra tất cả mọi chuyện, từ chuyện biếu tiền năm ngoái đến chuyện biếu tiền năm nay. Thậm chí là chuyện quà cáp, mừng tuổi bên nội bên ngoại năm trước cũng bị cô ấy để ý.

Tuy nhiên, tôi nghĩ, mình là đàn ông, cần phải có chính kiến để không hổ danh là người đứng đầu trong gia đình. Tôi gạt tất cả những lời đay nghiến, tị nạnh của cô ấy đi.

Tôi bảo, tôi quyết việc gì cũng có lý do của nó. Đàn bà chỉ biết nghĩ ngắn mà không biết nghĩ dài, cứ đòi hỏi công bằng ở những chuyện không nên.

Không ngờ, cô ấy đùng đùng nổi giận. Mắt cô ấy long lên sòng sọc. Cô ấy lao thẳng đầu vào tường rồi ngã vật ra nhà. Máu chảy thành dòng. Hôm sau, ụ trán của cô ấy sưng như cái bát.

Thậm chí, đến ngày Tết, về ăn Tết nhà tôi, mặt cô ấy vẫn sầm xì, trán vẫn tím bầm. Mẹ tôi hỏi thì cô ấy thản nhiên bảo chúng tôi đánh nhau. Tôi nghe mà nóng mặt nhưng cũng không muốn gây gổ.

Tôi muốn cô ấy tự hiểu vấn đề và không dám trách móc tôi. Thế nhưng, cả cái Tết năm ngoái, bố mẹ tôi, và cả tôi gần như mất Tết vì cái mặt như đâm lê của cô ấy…

Năm nay, dù còn khá nhiều thời gian nữa mới đến Tết, nhưng cách đây 2 tuần, cô ấy đã tuyên bố, năm nay, cô ấy sẽ tự lo Tết nhà ngoại, còn tôi lo Tết nhà nội. Tức là, cô ấy không can thiệp chuyện tôi mua quà biếu Tết bên nội nhưng tôi cũng không được ý kiến về quà chúc Tết bên ngoại của cô ấy.

Mọi người thấy cô ấy làm vậy có được không? Chúng tôi có nên ngồi lại để thống nhất cho rõ ràng hay mạnh ai người nấy sắm?

Chồng thất nghiệp, mẹ ép con dâu chi 30 triệu lo Tết

Chưa đầy 2 tháng nữa là hết năm, chồng thất nghiệp mấy năm nay, lương tôi làm công nhân cộng cả thưởng Tết chỉ vỏn vẹn 7 triệu. Vậy mà mẹ chồng đã lên kế hoạch sắm sửa, bắt tôi chi hơn 30 triệu để lo Tết cho gia đình…

5 năm làm dâu, tôi chưa một lần dám về ngoại ăn Tết

5 năm rồi, kể từ ngày đi lấy chồng, chưa một lần, tôi dám xin phép bố mẹ chồng để về ăn Tết cùng bố mẹ đẻ.

Chúc Tết quê chồng: Vừa ra khỏi cửa, hộp mứt bay vèo ngoài sân

Vợ chồng tôi vừa ra đến cửa thì vèo một cái, hộp mứt bay thẳng ra giữa sân. Kèm theo đó là từ trong nhà, tôi nghe tiếng thím đay nghiến.

Nhìn quà Tết con dâu mua về, mặt bố chồng biến sắc

Mẹ chồng em cẩn thận lên cả danh sách để chúng em mua đồ chúc Tết cho khỏi sót. Em nhìn bản danh sách đến gần 100 nhà, nhà nào cũng được mẹ đóng mở ngoặc yêu cầu lễ to to mà buồn cả lòng.

Lê Minh (Ninh Bình)