- Tôi nhận ra chị từ xa. Chiếc xe lăn chạy điện được chị điều khiển thuần thục trên con đường vào nhà. Chị nhìn tôi, nở nụ cười thật tươi. Khuôn mặt chị thật đẹp. Mái tóc chị cắt ngắn. Đôi mắt chị ẩn chứa một nỗi niềm.

Cô gái có giọng Bắc ngọt ngào

Chị là Vũ Thị Thơm, 45 tuổi, người Hà Nam. Chị nói giọng Bắc vừa nhỏ nhẹ vừa đằm thắm.

Chúng tôi đứng trước căn nhà của chị ở hẻm 69 trên đường 2-6 (xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM). Căn nhà không cửa, không vách chỉ che bằng những tấm tôn. 

Một chiếc giường lớn được kê giữa nhà. Cạnh chiếc giường là một cái thúng bên trong có rất nhiều sách và tập vở. Thấy tôi nhìn, chị nói: "Hôm qua mưa to nước tạt vào ướt hết sách vở của thằng con... ".

{keywords}

Chị Thơm trên chiếc xe lăn chạy bằng pin.

Chị kể: "Tôi bị dị tật bẩm sinh. Tôi là chị đầu của 5 đứa em gái. Nhà nghèo không được đi học, tôi cứ thế mà lớn lên. Tuy bị tàn tật nhưng từ năm 10 tuổi tôi đã tập đi bán vé số.

Cuộc sống của một đứa bé tật nguyền ở vùng quê muốn vươn lên rất khó khăn. Ngày mùng 9 Tết năm 2001, tôi đặt chân lên đất Sài Gòn, bắt đầu một cuộc đời mới... ".

{keywords}

Nụ cười mãn nguyện bên 2 đứa con lành lặn.

Lúc này, chị đã ở tuổi 29. Chị nói: "Nửa đời người rồi tôi vẫn trắng tay. Tôi nào dám mơ đến tình duyên, mơ đến một mái nhà trong đó có chồng con với tiếng cười hạnh phúc. Tôi nghĩ không còn cách nào khác là phải làm để sống".

Chị tiếp tục bán vé số và lăn lộn nơi đất khách cố gắng tìm miếng cơm. Cũng may Sài Gòn người đông, những tờ vé số đã nuôi chị trong những ngày xa nhà...

Chàng trai miền Nam

Anh là Nguyễn Văn Cúng (55 tuổi, ở huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng). Năm lên 5 tuổi, chân anh nổi lên một mụt nhọt. Bác sĩ khuyên gia đình anh bệnh nguy hiểm, phải cưa bỏ một chân mới tránh được di căn.

Thương con, mẹ anh bế con trốn viện về nhà chữa thuốc nam. Bệnh thuyên giảm nhưng vài năm sau, bất ngờ ngực và lưng anh nhô lên. Chân anh bắt đầu co quắp, mọi đi đứng đều khó khăn bất tiện.

Anh là con thứ 6 trong gia đình 7 người con. Các anh chị em đều thành gia thất và có cuộc sống riêng. Đến năm 2000 mẹ mất, cuộc sống của anh càng cô đơn hơn.

Ngày mùng 10 Tết năm sau, nghe theo lời bạn bè, anh lên Sài Gòn tìm cách mưu sinh. Hàng ngày anh lết bằng đôi nạng đến các quán ăn, quán cà phê để bán vé số. Lâu ngày, công việc trôi chảy và cuộc sống anh được cải thiện hơn. 

Những lúc rảnh rỗi, anh và các đồng nghiệp thường gặp nhau, nói chuyện chia sẻ vui buồn. Lần đó, anh gặp chị Thơm. Kẻ Bắc người Nam, dường như con tim họ đã hòa chung một nhịp, chờ một dịp nào đó...

Rồi một ngày, anh dũng cảm tỏ tình. Chị thấy vui trong lòng nhưng vẫn từ chối. Chị nói, anh bị bệnh nặng hơn chị, sức khỏe không bằng chị thì làm sao chăm sóc chị được. Ngược lại chị cũng không thể lo cho anh được vì ngay cả bản thân chị cũng còn nhiều khó khăn.

Không phát huy được tình yêu, họ vẫn duy trì tình bạn. Cho đến một ngày, chị bị bệnh phải nghỉ bán. Anh tìm đến phòng trọ để thăm. Thấy chị nằm thiêm thiếp trên giường, anh chỉ biết giữ yên lặng cho chị nghỉ. 

Trưa đến, anh lẳng lặng ra ngoài. Một lát sau, chị thấy anh về, trên hai tay anh vẫn là chiếc nạng nhưng lần này chỉ 2 ngón tay kẹp nạng, 3 ngón còn lại mỗi bên anh xách một tô cơm, một tô canh. 

Chị nhìn thấy cảnh đó, tự nhiên hai hàng nước mắt tuôn trào. Chị gượng dậy để đỡ lấy và sau đó họ đến với nhau.

Và tiếng cười trẻ thơ trong căn nhà dột nát

Đám cưới của anh chị được tổ chức tại nhà thờ Lạng Sơn (Gò Vấp, TP.HCM). Họ sống với nhau rất hạnh phúc trong một căn nhà trọ. 

Hàng ngày, anh chị chia nhau đi khắp các nẻo đường trong thành phố để bán vé số. Trưa hai người hẹn gặp nhau ở một địa điểm để cùng ăn trưa và chiều về cùng nhau lo bữa tối.

Hạnh phúc đến với 2 người rất đơn giản. Họ sống bằng tấm lòng chân thật bằng sự tương kính lẫn nhau. Cuối năm ấy, niền vui vô hạn đến với anh chị. 

{keywords}

Hiện trạng nhà của vợ chồng anh Cúng

Trong nhà đã có tiếng khóc của trẻ thơ. Đứa con trai đầu lòng chào đời nguyên vẹn, bình thường như bao đứa trẻ khác... 6 năm sau, cả nhà rộn ràng chào đón bé trai thứ hai. Trên gương mặt của cả hai người lúc nào cũng rạng rỡ nụ cười hạnh phúc viên mãn...

Chị Thơm ngồi trên giường đưa mắt nhìn ra. Chồng và con chị đã về. Chiếc xe máy cải tiến thành 3 bánh dành cho người khuyết tật dừng lại. Hai bé trai, 10 tuổi và 4 tuổi chạy nhanh vào bên mẹ.

Chị tâm sự: "Anh Cúng sức khỏe yếu, không thể đi bán vé số nên ở nhà làm việc nhà. Hàng ngày, anh đưa các con đi học và lo việc chợ búa cơm nước. 

Còn tôi, mỗi ngày cứ từ 16 giờ, tôi chạy xe lăn từ nhà đến khu vực phố Tây (đường Bùi Viện, quận 1, TP.HCM) khoảng 20 km. Tôi gửi xe và đi bộ bán suốt đêm cho đến 3 - 4 giờ sáng hôm sau mới về. Về nhà, tôi lo cho 2 con đi học rồi là con ngủ cho đến chiều... Cứ thế hết ngày này sang ngày khác".

Chị khẳng định: "Hiện giờ, tôi rất hài lòng với hạnh phúc mình đang có". Thật vậy, có chứng kiến mới thấy được hạnh phúc của họ. Cả hai người đều tật nguyền không giàu sang, địa vị, đến với nhau và họ đã có được kết quả ngọt ngào từ tình yêu đó...

Anh Cúng bày tỏ niềm ước muốn có được một chỗ ở ổn định. Đầu năm 2017, vợ chồng anh mua miếng đất này và xây dựng được căn nhà cấp 4. Ở được 2 tháng, UBND xã Đông Thạnh buộc phải tháo dỡ vì xây dựng không phép trên đất chưa chuyển đổi.

Chị Thơm cho biết, sau khi bố mẹ mất, các em đã họp lại đồng ý bán căn nhà gia đình đã từng ở chia cho chị một nửa để chị tìm chỗ ở. Cả hai vợ chồng đều không biết chữ, không rành luật nên đã mua miếng đất này bằng giấy tay.

Sau khi bị cưỡng chế tháo dỡ, anh chị đành che lại bằng những tấm tôn trống trước hở sau để có chỗ trú mưa nắng...

Khu mộ cổ của bá hộ giàu nhất Sài Gòn xưa

Khu mộ cổ của bá hộ giàu nhất Sài Gòn xưa

Người nằm trong mộ, vợ chồng ông Lý Tường Quan hay còn gọi là bá hộ Xường - người giàu có thứ 3 ở Nam kỳ lục tỉnh.

Quá khứ giông bão của nữ giang hồ khét tiếng Sài Gòn

Quá khứ giông bão của nữ giang hồ khét tiếng Sài Gòn

Ngày 27/08, tập 4 “Gương hai chiều” được phát sóng, cùng với đó là câu chuyện bất hạnh, nhiều nước mắt của người phụ nữ mắc căn bệnh thế kỷ HIV - Hồng Tâm. 

Trần Chánh Nghĩa