{keywords}

{keywords}

ng Lê Văn Ninh (SN 1929, ở phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) thành hôn với bà Nguyễn Thị Hân (SN 1928) từ năm 16 tuổi. Họ đều là con cái của những gia đình có “của ăn của để” ở đất Hà thành.

Kể về đám cưới của mình, ông nói: “Gia đình vợ tôi không hề thách cưới nhưng bố đẻ tôi lại là người rất cẩn thận. Ông chuẩn bị đám cưới cho con trai cả vô cùng chu đáo.

Thời đó, để đám hỏi được diễn ra trọn vẹn, nhà tôi đã gói 100 cái bánh dày kèm 100 cái bánh chưng, vài trăm quả cau. Nhà tôi dẫn sang nhà gái 6 mâm quả. Mỗi mâm quả có chứa 1 bánh chưng, 1 bánh dày, 1 cái nem, 3 quả cau và các lễ vật khác. Dẫn đoàn nhà trai sang là 20 xe tay kéo”.

Ông kể thêm: “Chúng tôi cưới nhau vào tháng 10/1945. Mọi thứ trong đám cưới như bánh chưng, bánh dày, giò, chả… đều do gia đình tự cung tự cấp. Tiếc là thời đó không có ảnh để lưu lại cho con cháu sau này được xem”.

Nên duyên từ một cuộc hôn nhân được sắp đặt nhưng hơn 70 năm qua họ vẫn hạnh phúc. Đặc biệt, suốt thời gian sống cùng nhau, họ chưa một lần nói lời làm tổn thương nhau.

Những lúc giận nhau, người này cáu thì người kia im lặng hoặc đi ra ngoài. “Dù giận nhau đến mấy thì buổi tối chúng tôi cũng giảng hòa. Thường thì bà ấy giận, chứ tôi chưa giận vợ bao giờ”, ông nói.

{keywords}











{keywords}

{keywords}

Ông Ninh nói thêm: “Tôi rất cảm phục vợ khi bà lo chu toàn việc nhà để tôi yên tâm làm kinh tế. Ở chung cùng em chồng, mẹ chồng nhưng họ vẫn hòa thuận. Tôi chưa nghe mẹ tôi chê trách vợ tôi điều gì”.


Ông kể: “Chúng tôi có 8 người con đều do một tay vợ tôi nuôi nấng. Là người đàn ông trụ cột của gia đình, tôi mê mải đi công tác, gây dựng sự nghiệp. Tôi đi quá nhiều trong khi vợ tôi một mình chăm con nên không tránh được những lúc bà ấy mệt mỏi, nản lòng.

Sinh nhiều con đã làm hạn chế các hoạt động xã hội của vợ tôi. Thời son trẻ bà buôn bán rất giỏi nhưng từ khi lấy chồng, sinh con bà chỉ ở nhà. Bà ấy chưa từng được đi đâu du lịch, giải trí gì”.

Hiện nay, khi ông Ninh về hưu, các con đã lớn và thành đạt, 2 vợ chồng họ có nhiều thời gian dành cho nhau hơn.

{keywords}

Theo ông Ninh, ngày nào cũng như ngày nào, 5 giờ sáng ông dậy làm vệ sinh cá nhân. Sau đó, ông dắt xe đạp mang theo chiếc cặp lồng lên chợ Hàng Da mua bát phở 50 nghìn đồng. Về nhà ông chia thành 2 nửa nhưng bao giờ cũng ưu tiên bà phần hơn.

Ngày trước, khi bà còn có thể đi lại nhanh nhẹn, hàng sáng họ thường cùng bách bộ tập thể dục, rồi sau đó đi ăn sáng. Tuy nhiên, giờ chân bà đã yếu nên sáng nào ông cũng đi mua đồ ăn sáng cho cả hai vợ chồng.

Sau khi ăn sáng, họ làm việc cá nhân. 9 giờ sáng ông đi bắc cơm với lượng gạo và nước phù hợp để cơm mềm, dẻo.

Ông giải thích: “Thức ăn, rau, canh thì do con trai cả (đang sống riêng ở tầng 2) nấu giúp nhưng cơm thì tôi phải tự tay bắc. Các con tôi ăn cơm rắn, khô nhưng bà nhà tôi răng đã yếu chỉ ăn được cơm mềm”.

Ông hài hước kể: “Bà ăn cơm thì ít, ăn vặt thì nhiều nên trong nhà lúc nào tôi cũng phải để gói bánh, hoa quả. Tối tối trước khi đi ngủ tôi lại pha cho bà cốc sữa”. Trong sinh hoạt hằng ngày ông cũng chăm chút vợ từng chút một. Ông mua xe lăn để thỉnh thoảng đưa bà ra ngoài đi dạo.

{keywords}

Buổi tối do ngủ kém nên bà đề nghị ngủ riêng để không làm phiền chồng. Tuy nhiên, ông Ninh kể: “Đêm khuya bà dậy đi vệ sinh tôi đều biết. Vì bà sợ chồng mất ngủ nên không gọi tôi dậy. Tôi sợ bà ngã nên khi nào bà vào giường nằm an toàn tôi mới ngủ tiếp”.

Khi được hỏi về bí quyết gìn giữ một cuộc hôn nhân hạnh phúc, ông bà trả lời: “Chúng tôi chẳng có bí quyết gì, chỉ là người này nóng thì người kia phải lạnh. Sau đó mới ngồi lại nói chuyện với nhau để giảng hòa”.

Các con cái ông bà được lớn lên trong gia đình êm ấm nên họ sống với vợ, chồng cũng rất hòa thuận. Với các con, ông đều cho tất cả ở riêng. Họ không can thiệp vào cuộc sống riêng của con, không yêu cầu các con chu cấp.

{keywords}














{keywords}

Nhận xét về người bạn đời, ông cười: “Tôi yêu bà ấy ở tính dễ nghe, dễ yêu và dễ tha thứ”. Còn với bà, chỉ đơn giản là: “Ở ông ấy, điểm nào tôi cũng yêu”.

{keywords}

{keywords}