Mưa phùn, lạnh buốt, ẩm ướt, nắng nóng cùng hàng trăm loại phấn hoa “du ngoạn”
trong không khí… biến mùa xuân tuyệt đẹp thành “cơn ác mộng” thường niên của
người bệnh viêm mũi dị ứng.
Ngập tràn tác nhân gây dị ứng
Viêm mũi dị ứng thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm với các tác nhân
trong môi trường như phấn hoa, bụi, độ ẩm, nhiệt độ, áp xuất không khí, một số
loại thực phẩm…
Khi người bệnh viêm mũi dị ứng tiếp xúc với các tác nhân này, hệ miễn dịch của
họ sẽ hiểu nhầm đó là những kẻ lạ xâm nhập. Lúc này, cơ thể sẽ giải phóng ra
histamin (một loại protein) gây viêm và tiết dịch ở niêm mạc hốc mũi,
khoang họng, kết mạc mắt… với các triệu chứng điển hình như hắt hơi, sổ mũi,
ngạt mũi, ngứa mũi…
Vào mùa xuân, không khí ấm bắt đầu lan tỏa từ các vĩ độ thấp trong khi không khí
lạnh vẫn còn thổi từ các vùng cực xuống, vì vậy, nền nhiệt độ thường thay đổi
đột ngột kèm theo những cơn mưa phùn làm cho độ ẩm không khí tăng cao. Thêm vào
đó, các loại hoa thường tập trung nở vào mùa xuân khiến cho lượng phấn hoa trong
không khí trở nên nhiều hơn một cách bất thường.
Với những tác nhân gây bệnh tràn ngập trong môi trường như vậy, mùa xuân thật sự
trở thành “cực hình” với người bệnh viêm mũi dị ứng.
Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và năng suất làm việc của người bệnh. Hơn nữa, nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh có thể gây biến chứng viêm xoang, viêm mũi xoang nhiễm trùng vì ứ đọng dịch tiết, viêm họng, viêm thanh quản…
Phấn hoa là tác nhân hàng đầu gây viêm mũi dị ứng |
Phòng và trị viêm mũi dị ứng
Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng tốt nhất là cố gắng tránh tiếp xúc với các tác
nhân gây bệnh.
Theo đó, đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi làm việc trong môi trường ô nhiễm
và giữa ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mặt, cổ; tránh tắm và gội đầu vào buổi sáng;
vệ sinh mũi thường xuyên được xem là những biện pháp khá hữu hiệu để loại trừ dị
nguyên như phấn hoa, khói bụi và khí lạnh. Người bệnh cũng nên thường xuyên làm
sạch phấn hoa bám trên tóc, quần áo, đồng thời cần hạn chế đến các vườn hoa và
nên tránh sử dụng các thực ăn hoặc thuốc đã từng gây dị ứng.
Bên cạnh đó, để phòng và điều trị viêm mũi dị ứng an toàn, hiệu quả, người bệnh
có thế sử dụng các loại thuốc được bào chế dạng viên nang có nguồn gốc từ các
loại thảo dược thiên nhiên như Tân Di, Bạch Chỉ, Phòng Phong, Tế Tân….
Các sản phẩm này điều trị viêm mũi dị ứng dựa trên cơ sở bổ thận, tiêu viêm, bài
nùng sinh cơ nên không chỉ giúp loại bỏ hoàn toàn phần dịch nhầy… ra khỏi mũi
xoang, làm sạch xoang, thông mũi, thông xoang và tái tạo niêm mạc mới.
Ngoài ra, để việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn, người bệnh có thể sử dụng kết
hợp thêm các loại thuốc xịt thảo dược cùng loại. Sự kết hợp này sẽ giúp người
bệnh cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu và làm thông thoáng đường
thở nhanh. Khi bệnh đã ổn định, người bệnh nên uống định kỳ từ 1-2 tháng với
liều bằng ½ liều điều trị để phòng tái phát.
Đặc biệt, một lưu ý quan trọng là điều trị viêm mũi dị ứng là một quá trình kéo
dài từ 3-6 tháng nên đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ đúng liệu trình và thật sự
kiên trì để có kết quả tốt nhất
Thuốc thảo dược Thông Xoang Tán Nam Dược sản xuất tại nhà máy tiêu chuẩn GMP- WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc theo Tổ chức Y tế thế giới) của công ty Nam Dược. Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai. Liều dùng: uống 6-8 viên/ngày chia làm 2 lần. Thời gian dùng từ 1-2 tháng hoặc kéo dài hơn với thể viêm xoang phức tạp, lâu năm. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tổng đài tư vấn bệnh xoang: 1900.63.64.68 Website: www.thongxoangtan.vn Số giấy tiếp nhận HSĐKQC của Cục QLD- Bộ Y tế: 0240/12/ QLD-TT. |
Thanh Tuyền