Mỗi lần đi tiểu là đau buốt và rát nên chị Hà đành hạn chế ăn uống các thứ liên quan đến nước để đỡ phải vào nhà vệ sinh.


Nhịn uống vì sợ đi tiểu

Chị Hà (Đống Đa, Hà Nội) cho biết thời gian gần đây chị bị chứng tiểu buốt, đi rắt, mỗi lần đi chỉ ra một ít, vừa đi xong lại muốn đi tiếp. Không những thế, mỗi lần đi tiểu chị còn cảm thấy đau rát rất khó chịu. Chị sợ đi tiểu đến mức phải hạn chế ăn uống các thứ liên quan đến nước để đỡ phải vào nhà vệ sinh. Chỉ đến khi không chịu đựng được nữa, đi khám thì chị mới biết mình bị mắc viêm đường tiết niệu, nếu để lâu không chữa trị thì có thể gây ra những biến chứng khó lường như viêm thận, suy thận, nhiễm trùng huyết…

{keywords}
Khổ vì viêm đường tiết niệu
Theo các bác sĩ, hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt chính là triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh viêm đường tiết niệu. Bệnh thường do hai nguyên nhân chính gây ra: vi khuẩn và thấp nhiệt ( hay còn gọi là nóng trong). 

Đối với viêm đường tiết niệu do vi khuẩn, ngoài hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, người bệnh còn thấy nước tiểu đục, có mùi khai nồng, các hiện tượng trên ngày càng tăng nặng, mỗi lần đi tiểu cảm giác “buốt đến tận óc”, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng tăng nặng như tiểu ra máu, ra mủ, thậm chí biến chứng lên thận gây viêm thận, suy thận, nhiễm trùng máu....

Khác với trường hợp trên, với những người bị viêm đường tiết niệu do nóng trong (hay gặp ở những người có cơ địa nhiệt) sẽ thấy tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu vàng, nặng mùi , các triệu chứng trên ít tăng nặng theo thời gian nhưng hay bị tái phát. Ngoài những biểu hiện ở đường niệu, những người có cơ địa nhiệt thường hay gặp các triệu chứng khác như hay có cảm giác háo khát, nhiệt miệng, dễ nổi mụn nhọt mẩn ngứa, táo bón…. Đối với trường hợp này, nếu không điều trị nhanh chóng, nước tiểu của người bệnh sẽ bị tích tụ lại, sinh ra vi khuẩn và gây các biến chứng nặng hơn.

Các mẹo chữa bệnh kiệu quả 

Thông thường, khi bị viêm đường tiết niệu người bệnh thường có thói quen ra hiệu thuốc mua một liều kháng sinh về dùng. Tuy nhiên, kháng sinh không phải là lựa chọn tối ưu trong mọi trường hợp, nhất là với những người bị viêm đường tiết niệu do nóng trong. Đó là còn chưa kể đến những tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, mẩn ngứa, tăng men gan, thậm chí có thể bị sốc phản vệ và dẫn đến tử vong… Đồng thời, đối với bệnh viêm đường tiết niệu, sử dụng kháng sinh nguy cơ bệnh tái phát cao khi người dùng thuốc không đủ liều.

"Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc chữa chứng tiểu buốt, tiểu rắt, hỗ trợ điều trị khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn, viêm đường tiết niệu như Rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, củ sả, đậu đen, lượng bằng nhau, tất cả rửa sạch, phơi khô, sắc uống ngày 2 – 3 lần; Bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh, lượng bằng nhau, sắc uống ngày 2 – 3 lần. 


Trong đông y, Kim Tiền Thảo và Kim Ngân Hoa là hai thảo dược qúy được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu. Theo đó, Kim Ngân Hoa thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt, được coi là kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn cực mạnh. Thêm nữa, với tác dụng giãn mạch, lợi niệu, kháng viêm của Kim Tiền Thảo, cặp đôi Kim Ngân Hoa – Kim Tiền Thảo không chỉ làm thông niệu, rửa trôi các vi khuẩn bám trên bề mặt đường niệu một cách an toàn, hiệu quả, mà còn giúp điều trị viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt (nóng trong) mà kháng sinh điều trị không hiệu quả.

Kim Minh