Tết đã cận kề nên chị em đua nhau làm đẹp để được diện những bộ đồ đẹp du xuân. Tuy nhiên với những phụ nữ đã ngoài băm, việc làm đẹp không hề dễ dàng vì độ tuổi này nhan sắc đã dần phai và nhiều người đã tìm đến không biết bao nhiêu cách thức làm đẹp khác nhau, trong đó có cả cách bổ sung nội tiết tố.

Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà - BV Từ Dũ không ít chị em vô tư bổ sung nội tiết từ bên ngoài theo nhiều cách mà không có tư vấn của bác sĩ khiến tình trạng thiếu hụt càng trở nên trầm trọng; sức khỏe, làn da, sắc đẹp và sinh lý ngày càng suy giảm.

‘Cơ chế’ trẻ đẹp

Người phụ nữ chỉ có thể khỏe đẹp, làn da căng sáng khi bộ hormone sinh sản - sinh lý trong cơ thể họ được sản xuất đầy đủ, hài hòa với nhau. Bộ nội tiết này gồm nhiều loại như GnRH, FSH, LH, estrogen, progesterone, testosterone… đều được sản sinh, điều tiết một cách hài hòa kỳ diệu bởi hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng.

{keywords}
TS. BS Lê Thị Thu Hà

Tại não bộ, hormone hướng sinh dục GnRH được phóng thích theo nhịp, đổ về tuyến yên để kích hoạt quá trình tạo hormone. Tuyến yên được “bật đèn xanh” sẽ nhanh chóng gửi các hormone truyền tin FSH, LH xuống buồng trứng để ra lệnh sản xuất bộ các hormone sinh dục. Trong khi estrogen mang đến các đặc trưng giới tính nữ như làn da, mái tóc… thì testosterone tạo ra ham muốn, tham gia quá trình tạo xương… Progesterone vừa có vai trò lớn đối với thai kỳ, vừa giúp cơ thể kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động của estrogen để ngăn ngừa mối nguy ung thư…

Thay vì chỉ nhận lệnh và sản xuất một chiều, buồng trứng còn không ngừng báo cáo tình hình lên trên để não bộ và tuyến yên cân chỉnh các mệnh lệnh. Cơ chế “ra mệnh lệnh - báo cáo phản hồi ngược” và “tự điều chỉnh” diệu kỳ này giúp cho bộ hormone nữ được đầy đủ và cân bằng theo một tỷ lệ nhất định.

Cân nhắc khi bổ sung nội tiết

Theo thời gian, hệ trục trở nên suy yếu, bắt đầu hoạt động lệch lạc khi người phụ nữ bước qua tuổi 40. Lúc này, bộ hormone trong cơ thể phái đẹp mất đi sự hài hòa, gắn kết và hậu quả là cơ thể phải gánh chịu nhiều triệu chứng đáng sợ của giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh như: bốc hỏa, mất ngủ, tính tình thay đổi, gặp các vấn đề về tình dục, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, nhăn da và rụng tóc, làn da sạm và nhăn nhiều hơn…

Trước những sút giảm nghiêm trọng này mà nhiều chị em vội vàng tìm đến các biện pháp bổ sung nội tiết (thường là estrogen đơn lẻ) mà không biết thực sự cơ thể mình có thiếu hormone hay không? Thiếu loại gì và mức độ thiếu như thế nào? Và quan trọng là không hiểu khi đưa vào những yếu tố được xem là “ngoại lai” như vậy có thể gây hại hơn là hữu ích cho cơ thể.

Đáng nói hơn, việc bổ sung này sẽ khiến cho cơ quan sản sinh bộ hormone tự nhiên của cơ thể là hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng bị “ngủ quên” do nhận thức sai lệch về tình trạng “no ảo” các hormone này.

Cơ thể vốn có cơ chế phản hồi từ cơ quan sản xuất các hormone nữ là buồng trứng với cơ quan chỉ đạo là não bộ và tuyến yên, khi các hormone thiếu sẽ yêu cầu chỉ đạo sản xuất tiếp tục, nhưng khi lượng hormone đủ thì sẽ thông báo lên trên ngưng ra lệnh để sản xuất… Việc bổ sung theo cách ngoại sinh khiến hoạt động của hệ trục yếu dần và tình trạng thiếu hụt nội tiết nội sinh (do cơ thể tự sinh ra) ngày càng trầm trọng.

Nghiên cứu đã chỉ ra, thiếu hay thừa một hormone nào cũng đều để lại những hậu quả đáng ngại lên các cơ quan khác như não, tim, gan, thận... thậm chí có thể gây ung thư. Vì thế, ngay cả các chuyên gia y tế cũng cần phải cân nhắc, xét nghiệm kỹ càng từng trường hợp rồi mới tùy vào cơ thể từng người, tùy từng loại nội tiết mà chỉ định cho phù hợp.

Như vậy, chỉ có chính cơ thể người phụ nữ mới biết được tình trạng thiếu, thừa loại hormone nào, hàm lượng, tỷ lệ bao nhiêu để có thể tự điều chỉnh quá trình sản xuất và phân bố một cách chính xác và hợp lý nhất. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động của hệ trục não bộ, tuyến yên buồng trứng.

{keywords}
Hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng quyết định toàn diện bộ hormone nữ


Cải thiện cơ thể… từ gốc

Với vai trò quan trọng của hệ trục đối với sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý của người phụ nữ, khoa học ngày càng chú trọng việc chăm sóc hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng một cách bền vững bằng các hoạt chất sinh học tự nhiên từ Lepidium Meyenii (loại thảo dược quý sinh trưởng trên núi cao Andes, Nam Mỹ), bên cạnh dinh dưỡng cân đối và vận động hợp lý.

Nghiên cứu tại Mỹ và Úc cho thấy,Lepidium Meyenii (*) chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng và nhiều sterol quý, chăm sóc toàn bộ hệ trục một cách an toàn, giúp hệ trục hoạt động tốt và tự điều chỉnh để sản xuất các hormone đúng - đủ với nhu cầu cơ thể. Đây là biện pháp giúp cơ thể phái đẹp giải quyết hiệu quả bài toán thiếu, thừa bộ nội tiết nữ ngay từ gốc để duy trì sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ.



TS.BS Lê Thị Thu Hà