Cứ mỗi 15 giây có một trẻ em chết do bị tiêu chảy và viêm phổi. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn điều này bằng hành động rất đơn giản: rửa tay với xà phòng diệt khuẩn.

Đây là chia sẻ của bà Claire McDonald - Đại diện Hiệp hội Y tế Công cộng Hoàng Gia Anh tại buổi hội thảo “Tăng cường phòng chống dịch bệnh trước sự biến đổi phức tạp của các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn”. Sự kiện do Cục Y tế Dự phòng và Quỹ Unilever Việt Nam cùng nhãn hàng Lifebuoy tổ chức.

Tại hội thảo, bà Claire McDonald đã chia sẻ với các chuyên gia y tế về những biến đổi nguy hại của virus, vi khuẩn và tầm quan trọng của việc thay đổi hành vi chăm sóc vệ sinh cá nhân.

{keywords}

Bà Claire McDonald - Đại diện Hiệp hội Y tế Công cộng Hoàng Gia Anh - là khách mời đặc biệt tại buổi Hội thảo do nhãn hàng Lifebuoy tổ chức

Vi khuẩn, virus đang ngày càng nguy hiểm

Mỗi năm, vi khuẩn tiếp tục trở nên mạnh hơn, gây ra những căn bệnh kéo dài lâu hơn và với nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Vì vậy, thuốc trị những căn bệnh này không còn hiệu quả như trước nữa. Những loại vi khuẩn này có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe khác thường, và làm bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

Ví dụ, 1 đứa trẻ khi mắc bệnh tiêu chảy có thể cảm thấy bị đau bao tử trầm trọng hoặc có triệu chứng chảy nước mũi nghiêm trọng kéo dài trong 1 khoảng thời gian lâu hơn, tăng nguy cơ dẫn đến những tình trạng khác như mất nước.

Nguy hiểm hơn là sự xuất hiện của nhiều chủng loại virus, vi khuẩn mới với diễn biến phức tạp và có khả năng kháng thuốc cao như hiện nay. Các chủng loại virus cúm mới đã tạo ra một nguồn gen đa dạng tạo nên những biến đổi đặc biệt với những ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và vật nuôi mà các loại vacxin cúm mùa không thể ngăn chặn được. Đáng nguy hại hơn, một số loại cúm không biểu hiện triệu chứng nên gây rất nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các dịch bệnh gây nên do các loại virus, vi khuẩn này đang trở thành mối đe dọa toàn cầu. “Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2013 cho thấy bệnh tiêu chảy giết chết 2.2 triệu người trên toàn cầu, hầu hết dưới 5 tuổi, chiếm tới 4% tỷ lệ tử vong. Đây thực sự là con số gây sửng sốt”, bà Claire nhấn mạnh.

Chủ trì Hội thảo, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng cho biết điều kiện khí hậu, điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, thiếu thuốc đặc trị hiệu quả và vắc xin dự phòng càng khiến cho tình hình dịch bệnh ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng hơn. Đáng lo ngại nhất vẫn là các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, đường tiêu hóa và nhiễm trùng…

{keywords}

PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - cũng chia sẻ nhiều thông tin hữu ích cho độc giả về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Phòng chống dịch bệnh bằng…xà phòng diệt khuẩn

Con đường lây lan chủ yếu của các bệnh dịch gây ra do vi khuẩn, virus là qua đường hô hấp, ăn uống và tiếp xúc bằng tay. Đặc biệt, nghiên cứu đã chứng minh rằng hơn 80% vi khuẩn lây bệnh chủ yếu qua đường tiếp xúc bằng tay. Điều đáng ngạc nhiên là rửa tay bằng xà phòng là cách can thiệp y tế đơn giản, tiết kiệm chi phí và hữu hiệu nhất.

“Những nghiên cứu bởi Ngân Hàng Thế Giới chỉ ra rằng đầu tư 3,35 đô la để rửa tay mang lại lợi ích tương đương với khoản đầu tư 11 USD vào cải tạo nhà xí và khoản đầu tư 223 USD để nối nguồn cung cấp nước cho hộ gia đình”, bà Claire nhấn mạnh.

Đại diện Cục Y tế Dự phòng cũng cho rằng mặc dù khó tin, nhưng việc rửa tay thường xuyên với xà phòng thực sự là cách rất hữu hiệu để hạn chế sự lây lan của bệnh dịch, thậm chí đối với các bệnh Tay Chân Miệng hay H5N1, H1N1. Dĩ nhiên, bên cạnh đó, cần phải kết hợp với việc thực hành tốt vệ sinh môi trường như khử trùng đồ chơi, vật dụng của trẻ, vệ sinh các bề mặt như bàn ghế, đồ chơi của trẻ cũng như việc thực hiện ăn chín, uống chín.

Kỳ Duyên