- Khi có hỏa hoạn xảy ra, một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều đó là mất bình tĩnh dẫn đến không xử lý đươc tình huống. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải thật sự bình tĩnh và thực hiện các biện pháp thoát hiểm ngay lập tức.
Gần đây, trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn gây hậu quả nghiêm trọng, điển hình như vụ cháy quán karaoke trên đường Nguyễn Khang hay mới nhất là vụ cháy quán karaoke trên phố Trần Thái Tông.
Vì vậy, mọi người cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để sống sót khi hỏa hoạn xảy ra.
Xem Video cách thoát hiểm giữa đám cháy:
Nguồn clip: Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ
1. Phản ứng nhanh khi có hỏa hoạn
Khi phát hiện có hỏa hoạn xảy ra, bạn nên thông báo cho những người xung quanh biết, đồng thời gọi số 114 của lực lượng cứu hỏa để kêu gọi sự giúp đỡ. Đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra.
Cháy dãy quán Karraoke ở phố Trần Thái Tông chiều 1/11. |
2. Khi ngửi thấy mùi khó chịu, mùi ga, hoặc mùi khói...
Bạn phải bò ngay ra phía cửa, không nên chạy ngay khi bạn vẫn còn chịu đựng được. Vì lúc này bạn phải giữ đôi mắt, lá phổi được sạch sẽ càng lâu càng tốt, chạy sẽ khiến bạn mất sức và thở dốc.
Khi mở cửa phải dùng tay để sờ và cảm nhận tay nắm cửa trước, nếu cánh cửa hoặc tay cầm nóng, chứng tỏ lửa đang cháy bên ngoài, bạn nên mở hé cửa và quan sát tình hình khi tay vẫn giữ cánh cửa.
Cách di chuyển đúng để tránh hít phải khói |
3. Không sử dụng thang máy
Không sử dụng thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn, hệ thống cấp điện cho thang máy có thể bị ảnh hưởng do cháy nổ. Do đó, bạn nên dùng cầu thang bộ để thoát hiểm.
4. Sử dụng vải thấm nước làm mặt nạ phòng độc
Vải thấm nước là vật bất ly thân khi ở trong hoàn cảnh hỏa hoạn. Ngay lập tức, hãy sử dụng bất kỳ tấm vải, quần áo... nào ở gần, nhúng nước và quấn quanh mũi và miệng. Nó sẽ giúp bạn có thêm thời gian chịu đựng trong thời gian ngắn nhất để chạy thoát ra nơi thoát hiểm.
Nếu có thể, bạn hãy choàng 1 tấm chăn nhúng nước lên quanh người trước khi tìm lối thoát để giảm thiểu khả năng bị cháy trên cơ thể và giảm sức nóng.
6. Khi bị bén lửa
Khi tóc hoặc quần áo bén lửa, bạn nằm ngay xuống đất và lăn qua lăn lại, không nên chạy vì khi chạy có thể làm ngọn lửa bùng lên. Khi thấy có người bị cháy, bạn nên hướng dẫn người đó nằm xuống, sử dụng chăn hoặc khăn dày thấm nước phủ lên người để dập tắt ngọn lửa.
Lúc xảy ra hỏa hoạn tuyệt đối không dùng thang máy |
7. Kiểm tra tay cầm của cánh cửa
Khi mở bất kỳ cánh cửa nào để thoát hiểm, bạn cũng nên kiểm tra liệu cánh cửa đó có nóng không bằng mu bàn tay. Không mở cửa nếu thấy cửa ấm và nóng vì phía sau cánh cửa lửa đang bùng lên.
8. Khi bị mắc kẹt
Khi bạn bị mắc kẹt trong đám cháy, bạn hãy làm mọi cách để thu hút sự chú ý của nhân viên cứu hỏa như la lớn, vẫy tay, vỗ tay. Lấy chăn, khăn hoặc bất cứ thứ gì bạn tìm thấy để chặn ở cửa giúp ngăn lửa và khói vào phòng.
Cách sử dụng bình chữa cháy |
9. Làm gì sau khi thoát khỏi hỏa hoạn?
Đầu tiên hãy thông báo cho những người xung quanh để có thêm sự giúp đỡ.
- Báo cháy kịp thời cho cơ quan Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 để được hỗ trợ trong công tác chữa cháy, thoát nạn, cứu nạn khi có người bị kẹt trong đám cháy.
- Khi thoát nạn ra ngoài an toàn nên tập trung ở một nơi và kiểm tra lại danh sách xem còn có người bị kẹt lại trong đám cháy không, từ đó có các biện pháp cứu người bị kẹt trong đám cháy ra ngoài an toàn.
- Trong quá trình thoát nạn phải tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của người chỉ huy hoặcnhân viên hướng dẫn thoát nạn của tòa nhà.
10. Cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột (không nên dùng bình chữa cháy bằng khí CO2 vìdễ gây ngộ độc)
- Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy. Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chungvới bột (MFZ).
- Giật chốt hãm kẹp chì.
- Chọn đầu hướng gió, hướng loa phun vào gốc lửa.
- Giữ bình ở khoảng cách 4-1,5 m tùy loại bình.
- Bóp van để bột chữa cháy phun ra.
- Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
- Tuyệt đối không phun trực tiếp vào người nạn nhân.
- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng. Người phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong). Đứng chữa cháy theo hướng quay lưng lại với lối thoát.
- Phun đến khi lửa phải tắt hẳn mới ngưng. Sau đó dội nước lên đám cháy.
- Khi dập các đám cháy chất lỏng, phải phun bột bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
Minh Giang (tổng hợp)