- Tôi không sao quên được kỷ niệm của ngày Tết năm ấy. Anh tôi chở cha tôi trên chiếc xe này còn tôi lóc cóc đi xe đạp theo sau để về ăn Tết ở nhà ngoại. Cậu tôi và mấy anh con trai chạy ra trầm trồ quấn quít quanh chiếc xe mới quên cả chúc tụng...

Ẩn ức người đàn bà bị tạt axít giữa Sài Gòn

Tay chân chị đầy những vết sẹo. Từ cổ xuống ngực, sẹo chằng chịt như tổ ong. Gương mặt chị, những vết sẹo đã làm biến dạng. Chỉ còn lại đôi mắt to, cặp chân mày đen và cong vút ...

Tới Sài Gòn đi đâu cũng phải ghé cà phê bệt

"Vô đây mà chưa ra công viên uống cà phê bệt ngắm phố phường thì đừng nói từng ghé thành phố của tụi tui nha", bạn bè ở Sài Gòn nói với cô gái Hà Nội.

Chiếc xe ấn tượng nhất với tôi có lẽ là chiếc xe máy Sachs. Tết năm 1960, tôi lên 10, chiếc xe đời mới nhất lúc bấy giờ là chiếc Gobel, thuộc dòng máy Sachs của Đức.

Ngoài Gobel, dòng máy này còn mang hai nhãn hiệu khác là Ischia và Brumy. So với bây giờ, chiếc xe này đơn giản, thô kệch. Thiếu nhiều tiện nghi nhưng ở đó tôi tìm lại được cả một bầu trời tuổi thơ.

Ngày đó, được người lớn chở trên xe đi khắp phố phường với tôi là cả một niềm vui vô hạn.

Đến 1963, anh tôi được cha mua cho một chiếc với giá 12.000đ (tiền lúc bấy giờ). Đây là một cố gắng tột bực của người dành cho đứa con trai lớn bởi lương dạy học một tháng của ông chỉ vỏn vẹn 7.000đ - 8.000đ.

Tôi không sao quên được kỷ niệm của ngày Tết năm ấy. Anh tôi chở cha tôi trên chiếc xe này còn tôi lóc cóc đi xe đạp theo sau để về ăn Tết ở nhà ngoại.

{keywords}

Đôi vợ chồng trên chiếc Gobel máy Sachs (Ảnh Internet)

Cậu tôi và mấy anh con trai chạy ra trầm trồ quấn quít quanh chiếc xe mới quên cả chúc tụng. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in vẻ rạng rỡ trên gương mặt của anh tôi như một sự hãnh diện.

Chúng tôi lớn dần theo thời gian. Đến năm 18 tuổi, nhu cầu đi xe máy đã có. Tôi ao ước có được một chiếc như anh tôi nhưng vẫn không sao toại nguyện.

Mãi đến 1970, sau khi ra trường lập gia đình, anh mua xe khác và chuyển chiếc xe cũ đó cho tôi. Quả là một sự sung sướng vô cùng.

{keywords}

Tà áo dài trên chiếc vélo solex tung bay trong gió (Ảnh Internet)

Nhớ những buổi tan trường tôi đón em. Em ngồi sau xe, tà áo dài phất phơ. Chiếc nón lá được em kềm chặt. Rồi chúng tôi đưa nhau dạo một vòng bến Bạch Đằng ngang qua cột cờ thủ ngữ…

Tôi nhớ đến những dòng xe như Mobylette nhiều đời từ loại sườn đũa đến màu xám, màu xanh. Nam thì đi Mobylette xám, sườn đũa, nữ đi xe màu xanh. Cũng một động cơ nhưng hình dáng chiếc xe phù hợp với từng phái.

Thời trang dành cho phụ nữ, nhất là nữ sinh và nữ công chức là Vélo Solex. Toàn bộ chiếc xe kết cấu như xe đạp với sên, líp, giò đạp nhưng ở phía trước có một động cơ nhỏ. Bên dưới động cơ này có một cục đá nhám.

Người đi xe, đạp một vài vòng cho có trớn rồi dùng tay đẩy cần động cơ về phía trước để cho cục đá nhám chạm vào bánh xe kéo quay tròn khởi động máy. Khi dừng, muốn tắt máy chỉ cần kéo cần động cơ vào trong đóng air là xong.

Xe không ga không số chỉ chạy một tốc độ. Muốn chậm thì dùng thắng. Cả 2 loại Mobylette và Velo Solex đều có nguồn gốc từ Pháp.

Vào những năm của thập niên 60, chiếc Velo Solex là thời trang cao cấp của nữ giới. Nhìn người phụ nữ ngồi trên chiếc Velo Solex, phía sau tà áo dài tung bay trong gió, chiếc nón lá treo lủng lẳng phía trước đã làm mê mệt nhiều chàng trai.

Đến giữa thập niên 1960, một nhà nhập cảng là ông Đặng Đình Đáng đã nhập về hàng trăm chiếc xe gắn máy hiệu Puch.

Xe Puch do Áo sản xuất có đặc tính vượt trội hơn các dòng xe đã có. Puch 3 số, 3 đèn, máy mạnh và tốc độ nhanh hơn. Thanh niên náo nức đợi ngày lô hàng được xuất ra nhưng không may cho ông Đáng, cũng vừa lúc đó hàng loạt xe Honda từ Nhật nhập về tràn lan thị trường.

Trước những thay đổi kết cấu, tính năng của Honda, xe Puch không được ưa chuộng. Kết quả sau đó, hàng trăm thậm chí hàng ngàn xe ba gát máy được nâng cấp từ máy Sachs sang máy Puch. Động cơ của xe Puch được tháo ra bán để thu hồi vốn. 

Chỉ một động cơ chưa được 50cc nhưng khi gắn vào xe ba gác, máy Puch đã cõng hàng tấn hàng chạy phăng phăng trên đường. Sự có mặt của xe ba gác máy Puch đến hôm nay đã nói lên được tuổi thọ quá cao loại động cơ này.

Cùng lúc đó, trên đường phố Sài Gòn, những chiếc xe du lịch như Traction 11, Traction 15, Renaul, Dauphine, Citroen thường được gọi là xe con cóc (của Pháp), Mercedes (của Đức) với dáng dấp quý phái chạy khắp đường phố bên cạnh những chiếc taxi 4 chỗ hình thù như con rùa với 2 màu sơn xanh trắng. 

{keywords}

La DaLat sử dụng động cơ 4 thì, 602 phân khối, 31 mã lực, 2 xi-lanh đối ở 2 đầu nằm dẹp (flat twin), hộp số gồm 4 số tay, truyền động ở trục bánh trước. (Ảnh Internet)

Đến đầu thập niên 70, tại Đà Lạt, một dòng xe du lịch mới ra đời mang dáng dấp Việt, xe La Dalat. Ngoại trừ động cơ trois chevaux (3 ngựa) của Pháp, tất cả từ khung sườn, thùng xe, dàn gầm đều do thợ Việt Nam thiết kế. La Dalat có dáng dấp giống Jeep lùn nhưng nhẹ nhàng thanh thoát hơn.

Nếu dòng xe La Dalat được duy trì phát triển đến giờ, biết đâu người Việt Nam mình có thể chế tạo cả động cơ, hoàn thiện một chiếc xe hơi hoàn toàn "made in Việt Nam"?

Trần Chánh Nghĩa