- Sau vụ hỏa hoạn ở chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người thiệt mạng, nhiều người dân sinh sống tại các tòa chung cư đang tỏ ra bất an, lo lắng.

Cháy chung cư quận 8 Carina Plaza TP HCM

Cháy chung cư quận 8 Carina Plaza TP HCM

Tin mới nhất vụ cháy chung cư quận 8 Carina Plaza. Hàng trăm người mắc kẹt kêu cứu. 13 người chết trong vụ cháy chung cư Carina Plaza (quận 8, TP. HCM).

Đứng ngồi không yên

Nghe tin về vụ cháy làm 13 người thiệt mạng ở chung cư Carina Plaza, anh Nguyễn Hùng (30 tuổi, cư dân tầng 14, chung cư ở Hà Đông, Hà Nội) không khỏi lo lắng, hoang mang.

Anh Hùng cho hay, năm 2008, anh ra Hà Nội lập nghiệp và kết hôn. Sau 2 năm gom góp, vợ chồng anh đã mua được một căn chung cư để sinh sống.

Nhưng từ khi sinh sống trong chung cư này, anh luôn bất an trước ý thức phòng chống cháy nổ của các bảo vệ và một bộ phận người dân ở tòa nhà này.

{keywords}
Tàn thuốc lá ở ban công một tòa chung cư ở Hoàng Mai, Hà Nội.

Anh chia sẻ: “Tôi đã nhiều lần chứng kiến cảnh người dân hút thuốc tại các tầng hầm gửi xe của chung cư. Tôi có nhắc nhở nhưng họ không hề để ý những lời tôi nói.

Có lần, tôi thấy một người đàn ông đứng hút thuốc ở thang máy, bảo vệ tòa nhà không những không nhắc nhở mà còn hướng dẫn họ vào khu vực thang bộ để hút thuốc, tránh camera giám sát”.

Chị Nguyễn Minh Trang (30 tuổi) cho biết, nhà chị cũng đang sống ở một chung cư trung tâm Hà Nội. Trước cửa nhà là tủ cứu hỏa với bình cứu hỏa xếp hàng ngay ngắn nhưng rất cũ và ít khi được bảo dưỡng.

Chị Trang cho biết, hiện nay ý thức của nhiều người dân vẫn còn hạn chế. Phổ biến nhất là việc người dân đốt hương, đốt nến để qua đêm trên bàn thờ. Nhiều gia đình còn hồn nhiên hóa vàng ngay ban công, tự ý can thiệp, thay đổi đường điện của nhà mình mà không tham khảo hệ thống chung hoặc xin phép tòa nhà.

“Tôi làm việc tại khu chung cư cao cấp ở Mỹ Đình, Hà Nội. Một lần, tôi còn nhìn thấy người ta vứt tàn thuốc chưa dập hẳn vào thùng rác inox ngay trước cửa thang máy. Trong khi đó trên mặt thùng rác có vỉ cát để dập lửa và vứt tàn thuốc thì họ không dùng”.

{keywords}
Người dân hóa vàng ngay tại hành lang chung cư. Ảnh: Thu Hoài

Đồng quan điểm, chị Thu Hoài - một cư dân sống ở chung cư cao cấp quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho biết, có rất nhiều hộ gia đình thiếu ý thức khi những ngày lễ, ngày rằm ngang nhiên đốt vàng mã ngay cạnh hành lang.

Chị Hoài cho rằng, việc làm của các hộ dân này sẽ khiến nguy cơ hỏa hoạn luôn rình rập.

“Tôi rất lo lắng bởi chung cư có nhiều người trong khi đường thoát hiểm thường chỉ có một. Nếu xảy ra hỏa hoạn nguy cơ mắc kẹt rất cao”, chị Hoài bức xúc nói.

Rỉ tai nhau cách sống an toàn ở chung cư

Anh Kiên Trung, một người dân sống ở Linh Đàm, Hà Nội cũng chia sẻ trên trang facebook cá nhân sau khi đọc tin tức về vụ cháy 13 người chết. Anh viết: "Các cư dân sống ở chung cư, đúng là cá nằm trên thớt, hiểm họa đủ đường".

Không ít người chia sẻ về ý định họ sẽ bán chung cư để tìm phương án "an cư" an toàn hơn. 

Anh Lê Việt Hùng, cư dân một tòa chung cư ở Hà Nội, cũng tỏ ra lo lắng sau vụ hỏa hoạn cướp đi mạng sống của 13 người ở TP.HCM.

{keywords}
Mặc dù chủ đầu tư tòa nhà đã trang bị lò đốt vàng mã tại sân chung cư nhưng một hộ dân ở chung cư Hà Đông vẫn vô tư đốt vàng mã ngay trong nhà. Ảnh: Thanh Hải

Anh Hùng cho rằng, khi sống ở chung cư, mỗi người phải tự trang bị kiến thức và những vật dụng đơn giản để có thể tthoát hiểm khi sự cố xảy ra.

“Tôi ở chung cư khoảng hơn 6 năm nay. Sau những chuyến đi nước ngoài, tôi thấy tại các tòa nhà cao tầng hay khách sạn, họ đều sắm mặt nạ thoát hiểm.

Năm đầu tiên, tôi mua 4 chiếc với giá khoảng 1.5 triệu đồng. Sau đó, mỗi năm tôi lại mua bổ sung thêm 2 chiếc để tránh tình trạng cũ, ảnh hưởng đến chất lượng. Tôi xếp cái nào cũ nhất phía trong cùng và mới nhất ở ngoài để thuận tiện khi cần.

Tuy nhiên tôi may mắn chưa phải dùng đến nó bao giờ ngoài việc bóc 1 chiếc ra dạy các con cách sử dụng”.

“Chúng ta nhiều khi chủ quan hoặc không biết rằng có những vật dụng không quá đắt đỏ có thể giúp người thân trong gia đình tự xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Phương án dùng khăn ướt bịt mũi thoát hiểm chỉ là phương án xử lý tình thế. Nếu gia đình có thêm người già yếu, các cháu nhỏ thì ai sẽ bịt mũi cho chúng ta hộ trợ những người khác trong hoàn cảnh này?”- anh Hùng nói tiếp.

Giống như anh Hùng, nhiều cư dân sống tại chung cư còn rỉ tai nhau chuẩn bị các vật dụng thoát hiểm như bình cứu hỏa mini, dây dù, thang thoát hiểm…

Cháy chung cư: Làm gì để thoát hiểm?

Cháy chung cư: Làm gì để thoát hiểm?

Trong lúc hỏa hoạn, tử vong thường là do bị ngạt khí, vì vậy, điều đầy tiên các nạn nhân phải tìm cách thoát khỏi hoặc tránh xa những không gian nhiều khói, gây ngạt.

Kinh nghiệm sống còn để không chết ngạt khi chung cư bị cháy

Kinh nghiệm sống còn để không chết ngạt khi chung cư bị cháy

Các khí độc sinh ra trong đám cháy như khí Cacbonôxit (Co), Cacbonic (CO2) … có thể làm nạn nhân bị tê liệt hệ thần kinh, mất cảm giác và chết ngạt...

Bình nóng lạnh bất ngờ bốc cháy, hai mẹ con hoảng loạn

Bình nóng lạnh bất ngờ bốc cháy, hai mẹ con hoảng loạn

Vừa vào nhà tắm và vệ sinh cá nhân cho con trai mình, người mẹ vô cùng hoảng sợ khi chiếc bình nóng lạnh bất ngờ cháy.

7 kỹ năng thoát hiểm cần thiết cho trẻ em khi gặp hỏa hoạn

7 kỹ năng thoát hiểm cần thiết cho trẻ em khi gặp hỏa hoạn

Trẻ em thường trở thành nạn nhân đầu tiên bởi các em không biết cách thoát hiểm trong hỏa hoạn. Do vậy để phòng tránh, các bậc cha mẹ nên giáo dục cho trẻ những kỹ năng thoát hiểm ngay từ khi các em còn nhỏ.

Sống ở chung cư: "Buôn" chuyện hành lang, băng vệ sinh vứt sảnh

Sống ở chung cư: "Buôn" chuyện hành lang, băng vệ sinh vứt sảnh

Mới đây, hình ảnh băng vệ sinh đang dùng dở bị vứt ở lối ra vào tại một khu chung cư ở Hà Nội đã khiến người dân rùng mình về thái độ sống thiếu văn minh.

Minh Anh - Thanh Hải