Sau hỏa hoạn, con người mất đi người thân, tài sản, nơi cư trú. Nhưng điều đau đớn hơn là những di chứng tâm lý mà các nận nhân phải gánh chịu.
Cuộc đời như đặt dấu chấm hết sau vụ cháy chung cư Bronx
Gawayne và Kadian Blake cảm thấy cuộc đời họ như đặt dấu chấm hết sau vụ cháy chung cư Bronx xảy ra vào cuối năm 2017. Vụ hỏa hoạn đã cướp đi 13 người, trong đó có cả người thân của vợ chồng Blakes. Đó là vụ cháy khủng khiếp nhất ở thành phố New York trong hơn 3 thập kỷ qua.
Sau cơn hỏa hoạn, vợ chồng Gawayne - Kadian và 29 gia đình khác vừa phải tìm nơi cư trú mới vừa phải đối mặt với nỗi đau mất những người yêu dấu và ngôi nhà một thời từng gắn kết họ.
Nhưng dường như đó là một chặng đường dài. Cuộc tìm kiếm căn hộ mới với giá phải chăng ở thành phố New York của vợ chồng anh Blake thật chẳng dễ dàng. Hơn nữa, để tìm một nơi cố định cho Gawayne dưỡng thai lại như “mò kim đáy bể”.
Có hàng trăm vụ hỏa hoạn xảy ra ở thành phố New York mỗi năm, và rất khó khăn cho các nạn nhân để hồi phục tâm lý. Rất nhiều người trong số 30 gia đình, gồm 64 người lớn và 23 trẻ em đã mất đi nơi ở trong vụ cháy khủng khiếp vào ngày 28/12/2017.
Họ phải sống cảnh “nay đây mai đó”, lúc thì ở trong chỗ trú tạm, lúc thì ở tạm trong khách sạn xập xệ được chính phủ chu cấp.
Anh Kadian và vợ Gawayne Blake ở nhờ trong phòng khách của mẹ vợ, cùng với đồ đạc còn sót lại trong vụ cháy ngày 28/12/2017. Vụ cháy chung cư Bronx đã cướp đi 5 người thân của vợ chồng Blake và 8 người hàng xóm của họ. |
Đối với những nạn nhân khác, gia đình Blake bị gánh nặng gấp đôi. Họ nằm trong nhóm nhỏ những người vừa mất người thân vừa mất nơi cư trú. Anh Blake chia sẻ: “Điều duy nhất chúng tôi nghĩ tới là sự mất mát. Chúng tôi còn chả có thời gian để nghĩ cho bản thân nữa.
Tôi cảm thấy thấy tất cả không phải hiện thực khi những người thân của tôi đã qua đời. Mặc dù tôi đã nhận xác của họ nhưng tôi không thể chấp nhận sự thực đó”.
Trong số người thân tử nạn có dì, chú và cháu gái của cô Blake. Tất cả họ đã chết ngạt vì khói. Sau đó, cô Blake đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Cô đã phải tìm đến bác sĩ cho lời khuyên trong suốt thời kỳ mang thai.
Bác sĩ nói rằng đứa con trong bụng cô có nhịp tim và huyết áp tăng cao. Còn với anh Blake, mùi khói có thể làm tăng sự lo lắng trong anh. Hơn thế nữa, cơn dư chấn do hỏa hoạn để lại đã biến thành vết sẹo trong lòng cậu con trai Jeremiah.
Cái đêm hôm xảy ra hỏa hoạn, vợ chồng anh Blake ngủ rất say, ngay cả khi khói đã tràn vào căn hộ và mọi người hò hét ầm ĩ để thoát nạn, họ chẳng hề hay biết. Và cậu con trai Jeremiah đã đánh thức họ. Jeremiah đang học lớp 5, kể từ khi đó cậu cảm thấy cậu phải có trách nhiệm với sự an toàn của bố mẹ.
Anh Blake chia sẻ: “Chúng tôi không muốn con mình mang gánh nặng phải bảo vệ bố mẹ nó”, Jeremiah nói với bố mẹ rằng bây giờ cậu bé rất sợ sống trong chung cư. Vì vậy cậu đã được đưa đến bác sĩ điều trị tâm lý và bố mẹ cậu cũng vậy. Anh Blake cho biết: “Nhiều khi tôi cảm thấy bản thân đã gục ngã nhưng trước mặt Jeremiah, tôi không thể cho nó thấy điều đó".
Còn cô Blake tâm sự rằng đôi khi cô tránh các tin nhắn và các cuộc điện thoại trong nhiều ngày. Cô cảm thấy được an ủi khi nhìn lại các bức ảnh trong thẻ nhớ máy ảnh mà cô tìm được trong phòng dì cô sau đám cháy. Trong một đoạn video, cô thấy cháu gái Kylie (2 tuổi) đang khiêu vũ trong nền nhạc của nhạc sĩ Jamaican tại phòng khách. Lúc đó, chú cô - ông Holt-Francis vừa vui vẻ thôi thúc người vợ đang làm việc, vừa ghi lại khoảnh khắc của bọn trẻ.
“Tôi chưa bao giờ nhìn thấy khía cạnh đó của chú ấy”, vừa xem đoạn video cô Blake vừa lấy tay gạt nước mắt.
Vết sẹo do hỏa hoạn gây ra và nghị lực của cô gái
Ngày 5 tháng 6 năm 1997, một tháng trước sinh nhật lần thứ 3 của Sarah (tên của nhân vật đã được đổi - sinh sống tại một thị trấn ở phía bắc Carolina, Mỹ ), cô phải trải qua một nỗi kinh hoàng khủng khiếp. Dây điện trong phòng giặt đồ của nhà cô ấy bị rò điện, trong khi cả nhà cô đang ngủ say. Ngôi nhà của cô sau đó bốc cháy.
Lúc đó, chị cả của cô vừa từ trường trở về thì thấy khói nghi ngút bốc lên từ trong nhà. Khi bố của Sarah đạp cửa phòng để cứu cô ra ngoài, cô đã bị bất tỉnh. Sarah không chết nhưng 80% cơ thể của cô đã bị hủy hoại bởi ngọn lửa. Khi được đưa đến trung tâm y tế, bác sĩ nói Sarah chỉ còn 2% cơ hội sống sót.
Ba tháng trong bệnh viện, Sarah hầu như mất ý thức. Cô phải thở bằng máy và thực hiện đến hơn 20 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ. Kỳ diệu thay, cô bé đã dần dần hồi phục và sau đó được gia đình cho xuất viện.
Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, sau khi đi học, Sarah đã bị trêu chọc bởi vết sẹo lớn trên người cô. Mọi người ai cũng chế nhạo, nói xấu Sarah vì trông cô thật dị dạng. Có người còn rủa cô nên chết đi. Khi ấy, mọi chuyện dường như rất khó khăn với cô. Năm lớp 8, khi thấy các bạn đồng trang lứa hẹn hò, Sarah cũng muốn tìm một người bạn khác giới có thể hiểu và chia sẻ với cô, nhưng không một ai có thể chấp nhận cô vì vết sẹo xấu xí kia.
Vết sẹo lớn để lại trên người Sarah sau vụ cháy lớn xảy ra. |
Mặc cảm với bản thân, cô chọn cho mình những bộ quần áo lùng bùng và kín đáo để che đi vết sẹo lớn ở chân. Thế rồi vào một ngày nọ, cô nàng Sarah 16 tuổi nằm trên giường và nhớ về lời chị gái của mình, rằng cô đã sống, đã cười vui vẻ như thế nào trước đây. Sarah nghĩ: “Mình muốn sống như một con người”.
Sau đó, bỏ mặc tất cả các lời đàm tiếu của xã hội, cô sống cuộc sống mà cô muốn. Sarah đã mua váy, cô đã không ngần ngại đối mặt với thực tế. Sau đó, cô ấy chia sẻ câu chuyện của mình trên trang cá nhân và được rất nhiều người ủng hộ.
Cô nhận được những bình luận như: “Bạn là người gây cảm hứng cho chúng tôi”, “Bạn không hề xấu xí, bạn thật tuyệt vời”. Thậm chí, còn có người đang muốn tự tử nhắn tin cho Sarah để được trợ giúp và lòng dũng cảm của Sarah đã giúp họ vượt qua tất cả.
Sarah nói: “Tôi biết tôi không được xinh đẹp như những người khác, nhưng tôi đã không thể trở thành một người như ngày hôm nay nếu vụ hỏa hoạn đó không xảy ra. Đó là lý do vì sao tôi đã đi xăm hình một con phượng hoàng lửa - một biểu tượng của sự tái sinh từ đống tro tàn”.
Cháy rừng: Người dân “mất cả chì lẫn chài”
Hẳn ai cũng nhớ đến vụ cháy rừng có tên Thomas kinh hoàng tại California năm ngoái. Và đám cháy dữ dội nhất diễn ra ở hạt Sonoma của Santa Rosa, thành phố lớn nhất trong vùng rượu vang Sonoma. Các căn nhà tại nơi đây đã bị thiêu rụi hoàn toàn, tất cả chỉ còn lại những mảnh vụn và đống tro tàn.
Người dân mất cả đất canh tác, nhà và người thân của họ. Những khẩu hiệu như: “Tình yêu thương lớn hơn cả khói” được dán chằng chịt lên kính của các quán cafe và được chia sẻ rộng rãi trên facebook. Nỗi mất mát mà người dân phải chịu là vô cùng lớn. Nhiều khi, dư chấn tâm lý đó không chỉ hiện hữu ở người lớn mà còn hiện hữu ở những đứa trẻ.
Cảnh tượng tan hoang tại thị trấn Santa Rosa sau vụ hỏa hoạn. |
Chia sẻ với chuyên gia tâm lý tại trung tâm sức khỏe Petaluma, một người phụ nữa nói rằng cậu con trai 4 tuổi cùa cô ấy cần được truyền thêm năng lượng khi họ đi sơ tán. Cô ấy nói với MacLeamy - giám đốc trung tâm hành vi sức khỏe rằng: “Tôi nghĩ con trai tôi đã buông bỏ hết mọi thứ rồi”.
Bà MacLeamy nói rằng trẻ em có dấu hiệu lo lắng về sự phân ly, chúng sẽ dễ bị kích thích bất thường hoặc than phiền về các chứng đau đầu hoặc đau bụng sau những biến cố đau thương. Một số bắt đầu ngậm ngón tay cái của mình, cố kìm nén cơn cáu giận và khóc ướt giường.
Sau đó, khi nghe khách hàng kể rằng người dân đang rất khó xử khi nói với con họ về vụ hỏa hoạn, bà Leamy đã thành lập một lớp học gọi là “Cha mẹ cùng con cái vượt qua khủng hoảng”. Bà kể lại cô nhân viên thu ngân tại cửa hàng lương thực đã khóc rất nhiều khi được hỏi về tình trạng hiện tại.
Ngay cả đối với những người không mất đi nhà cửa hay người thân, nhìn thấy cảnh tượng thị trấn rải rác với xe cứu hộ từ Cơ quan quản lý khẩn cấp Liên bang và người người đeo mặt nạ, họ cũng cảm thấy vô cùng đau lòng.
Cyndi Evans, 49 tuổi nói rằng mấy ngày nay cô không thể chợp mắt bởi vì cô có cảm giác mỗi lần gió giật mạnh, vùng lân cận nào đó có thể lại bị thiêu rụi.
Cả gia đình thoát nạn ở vụ cháy nhờ chú chó giống Poodle
Nhờ tin vào linh cảm của chú chó nhà nuôi, gia đình 4 người đã may mắn thoát nạn trong vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) vào rạng sáng 23/3.
Cháy chung cư Carina Plaza: Gần 500 người ký đơn kiến nghị khẩn
Sáng nay, cư dân chung cư Carina Plaza đã cùng nhau ký đơn kiến nghị lên Chính phủ cùng các cấp liên quan, đề nghị xử lý những bất cập “chết người” trong công tác phòng chống, cháy nổ.
Cử chỉ ân cần của Phó Thủ tướng với người mất vợ con vụ cháy chung cư
Sáng nay, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã tới bệnh viện Chợ Rẫy thăm hỏi động viên các nạn nhân vụ cháy chung cư Carina Plaza.
Cháy chung cư Carina Plaza: Xếp hàng xuống hầm lấy ô tô, xe máy
Sáng nay, cư dân chung Carina Plaza bắt đầu trở lại lấy phương tiện ô tô, xe máy sau 2 ngày xảy ra vụ cháy nghiêm trọng khiến 13 người chết.
'Người hùng' vụ cháy chung cư Carina Plaza: Thà chết chứ không bỏ mọi người
"Cứu người lúc này không còn là trách nhiệm công việc nữa. Thà chúng tôi chết chứ không bỏ mọi người”- bảo vệ chung cư Catina Plaza nơi xảy ra vụ cháy 13 người chết chia sẻ.
Di ảnh cậu bé 26 tháng tuổi và cảnh tượng nhói lòng sau đám cháy
Cả khu vực tẩm liệm của nhà tang lễ không một tiếng động. Chỉ có tiếng sụt sùi của người thân.
Cháy chung cư: Người bố kể phút cứu con thoát chết qua điện thoại
Qua điện thoại, một ông bố đã bình tĩnh hướng dẫn con trai những kỹ năng cần thiết để thoát khỏi đám cháy an toàn.
Kinh nghiệm sống còn để không chết ngạt khi chung cư bị cháy
Các khí độc sinh ra trong đám cháy như khí Cacbonôxit (Co), Cacbonic (CO2) … có thể làm nạn nhân bị tê liệt hệ thần kinh, mất cảm giác và chết ngạt...
Cháy chung cư: Làm gì để thoát hiểm?
Trong lúc hỏa hoạn, tử vong thường là do bị ngạt khí, vì vậy, điều đầy tiên các nạn nhân phải tìm cách thoát khỏi hoặc tránh xa những không gian nhiều khói, gây ngạt.
Mỹ Linh (Theo New York Times, LAT, Glamour)