- Trước mặt tiền điện thờ, 5 vòm cửa được rễ của 2 cây bồ đề tỏa rộng ra ôm trọn bức tường. Bên hông, một đoạn mảng tường đã cong nhưng nếu không có những cọng rễ của cây bồ đề ôm lấy chắc chắn sẽ đổ, kéo theo sự sụp đổ của ngôi đình. 

Gốc bồ đề ôm trọn ngôi đình

Đình Tân Đông (xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) là một ngôi đình cổ được công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh vào năm 2010. 

Ngôi đình xuống cấp nặng nề từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có dấu hiệu tôn tạo nào.

{keywords}

Đình Tân Đông nhìn từ xa. Phía trước là võ ca đã trơ khung (mũi tên). Bệ thờ thần nông (trong vòng tròn) và miếu cũng đã xuống cấp.

Đình được xây dựng trên một thửa đất rộng khoảng gần 2.000 m2 nhưng nhiều hạng mục đã hư hỏng chỉ còn lại điện thờ dột nát, xiêu vẹo. Phía trước điện thờ là võ ca - nơi dùng để biểu diễn hát bội mỗi khi có đại lễ - chỉ còn lại những cột xi măng. 

Gần đó, bệ gạch thờ Thần Nông, hai miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương và Sơn Quân (thần hổ) đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Phía trước mặt tiền điện thờ, 5 vòm cửa được rễ của 2 cây bồ đề tỏa rộng ra ôm trọn bức tường. Bên hông, một đoạn mảng tường đã cong nhưng nếu không có những đoạn rễ của cây bồ đề ôm lấy chắc chắn sẽ đổ và kéo theo sự sụp đổ của ngôi đình. 

Phía hậu điện cũng được 2 cây bồ đề khác cũng bao bọc lấy phần sau của đình. Như vậy, ngôi đình mục nát này vẫn đứng vững với thời gian nhờ vào bộ rễ của những cây bồ đề mọc xung quanh.

{keywords}

Mặt tiền đình Tân Đông với bộ rễ của 2 cây ôm chặt bức tường và 5 vòm cửa.

Bên trong điện thờ, nền đã bong tróc. Trên mái, ngói đã vỡ nhiều. Nhiều lỗ trống được người dân dùng bạt che lại.  

Phía sau điện thờ tình trạng cũng tương tự. Trên bàn thờ tiền hiền và hậu hiền, 2 đầu lân, cái thì lủng lẳng, cái nằm trên bàn. 

{keywords}

Vách tường (vị trí mũi tên) đã nghiêng ra ngoài nhưng vẫn không đổ được nhờ bộ rễ bồ đề giữ lại.

Ông Võ Văn Bê, 65 tuổi, một người dân sống cạnh đình, cho biết: "Nếu như không có những cây bồ đề tỏa rễ, ôm lấy đình thì chắc chắn đình đã sập.

Trước đây, phía trước có 3 gốc bồ đề. Năm 1990, có người đến định bứng cả 3 gốc về làm cảnh nhưng khi vừa bứng xong một gốc đã bị người dân phát hiện và ngăn chặn. Những cây bồ đề này chỉ mới có khoảng 30 năm nay do chim ăn trái thải hạt xuống. Cũng nhờ vậy mà giữ được ngôi đình".

Có thể nói đình Tân Đông là ngôi đình độc nhất vô nhị ở Việt Nam, đứng vững nhờ những gốc bồ đề xung quanh. Tiếp xúc với bà con, chúng tôi được biết người dân nơi đây xem những cây bồ đề như cây thần, vừa canh gác vừa làm nhiệm vụ nâng đỡ đình vượt qua thời tiết khắc nghiệt. 

Bà con rất tin vào sự linh thiêng của ngôi đình, luôn hãnh diện và tự hào về một di tích văn hóa rất đặc trưng này.

Cần nhanh chóng tôn tạo

Chưa ai xác định được đình Tân Đông xây dựng vào năm nào. Hiện chỉ còn ở phía mặt tiền đình còn khắc năm 1907, có thể là năm trùng tu hoặc năm xây dựng. Nhưng căn cứ vào thời điểm trên thì đình đã hiện diện 110 năm tại vùng đất này.

Theo nhiều tài liệu còn ghi lại, người Việt bắt đầu khẩn hoang miền Nam vào cuối thế kỷ 17. Trong quá trình khẩn hoang đó nhiều làng xã được thành lập và mỗi làng đều xây dựng một ngôi đình. 

Theo tiến sĩ Phạm Hữu Mý, nguyên Trưởng ban quản lý di tích TP.HCM, đình như là ngôi nhà chung của làng. Ngoài việc đây là nơi hội họp giải quyết những việc chung, đình còn là nơi duy trì lễ hội mang tính truyền thống văn hóa tín ngưỡng dân gian.

{keywords}

Mái ngói không còn nhưng tường vẫn đứng vững

Như vậy trải qua một thời gian khá dài, đình Tân Đông là nơi lưu giữ dấu ấn sinh hoạt của một làng. 

{keywords}

Vách sau của đình đứng vững cũng nhờ 2 gốc bồ đề khác.

Sau 1975, đình Tân Đông bị bỏ hoang và xuống cấp từ đó. Một người dân kể lại, đến năm 1978, ông Nguyễn Văn Đời vốn là ông Từ giữ đình đã mang hai con gà ra đình làm lễ dâng hương. 

Sau đó bà con theo lệ cũ, một năm 4 lần cúng bái vào các dịp lễ Kỳ yên (16-2 AL), lễ Thượng điền (16-5 AL), lễ Hạ điền (16-8 AL) và lễ Cầu Ông (16-11 AL). Mỗi lễ cúng được diễn ra trong 2 ngày tụ họp bà con trong làng và vùng lân cận về cùng nhau chiêm bái, ăn uống và thưởng thức hát bội.

Độc đáo nhất của đình Tân Đông hiện nay là bộ rễ của cây bồ đề đã ôm giữ được nguyên vẹn 5 vòm cửa của ngôi đình. Ngoài ra, nhiều họa tiết hoa văn trên các bức tường còn giữ được nguyên vẹn. 

Trên nóc đình, hai con rồng theo thế lưỡng long chầu nguyệt vẫn còn sừng sững, ẩn hiện sau tán lá bồ đề. Từ xa nhìn vào, mặt tiền đình Tân Đông như một tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo và hiếm có.

{keywords}

Phía trước điện thờ đổ nát và tan hoang

{keywords}

Phía sau, nơi thờ tiền hiền, hậu hiền cũng không khá hơn. 

Nguyện vọng của bà con Tân Đông muốn được chính quyền tôn tạo lại ngôi đình để ghi lại dấu ấn một thời đã qua. 

Thế nhưng khi tìm lại những tài liệu cũ, trên báo Ấp Bắc - tiếng nói của Đảng bộ chính quyền và nhân dân tỉnh Tiền Giang - ngày 23/8/2013 có đoạn: "Anh Nguyễn Văn Mạnh, Phó phòng Kế hoạch - Tài chính Sở VH-TT&DL cho biết: “Dự án tu sửa đình Tân Đông đã được thông qua Huyện ủy - UBND huyện Gò Công Đông cách nay gần một tháng, với mức kinh phí ban đầu gần 10 tỷ đồng. Trước mắt sẽ đầu tư sửa chữa chính điện và xây hàng rào. Dự kiến sớm nhất là vào đầu năm 2014 mới khởi công”.

Nhưng đến nay, đã 3 năm trôi qua, đình Tân Đông vẫn hương tàn khói lạnh...

Ngôi chùa 75 triệu USD mang kiến trúc thời Đường trên đất Singapore

Ngôi chùa 75 triệu USD mang kiến trúc thời Đường trên đất Singapore

Chùa Phật Nha nằm ở khu Chinatown của Singapore, với kiến trúc độc đáo và nổi tiếng linh thiêng. Chùa là nơi thờ xá lị răng Phật.

Mối tình của tác giả 'Chùa Hương' với người con gái bí ẩn

Mối tình của tác giả 'Chùa Hương' với người con gái bí ẩn

Ít ai biết nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp từng có mối tình với một người con gái bí ẩn. Câu chuyện tình này đã để lại cho chàng thi sĩ trẻ nỗi buồn sâu sắc và cả sự hoảng hốt...

Kỳ lạ ngôi chùa có bầy khỉ 60 con trú ngụ, rong chơi

Kỳ lạ ngôi chùa có bầy khỉ 60 con trú ngụ, rong chơi

Ngôi chùa Tam Bảo, 72 đường Vi Ba, Núi Lớn, phường 1, TP Vũng Tàu lâu nay trở thành nơi trú ngụ của bầy khỉ 60 con.

Rơi nước mắt chuyện cô sinh viên mang bầu 7 tháng gõ cửa nhà chùa

Rơi nước mắt chuyện cô sinh viên mang bầu 7 tháng gõ cửa nhà chùa

Nhà mồ côi chùa Diệu Pháp được thành lập từ năm 1983. Trải qua hơn 30 năm, nơi đây đã tiếp nhận trên 300 đứa trẻ mồ côi.

Trần Chánh Nghĩa