- "So với hướng dẫn cho khách du lịch nội địa thì hướng dẫn viên cho khách Tây được xem là "sang chảnh" hơn. Bởi dẫn khách Tây, thu nhập của hướng dẫn viên cao hơn và thái độ khách Tây ứng xử văn minh hơn… ”.
Anh Nguyễn Chí Dũng (SN 1971, Long Biên, Hà Nội) vào nghề hướng dẫn du lịch từ năm 1996. Trong quãng thời gian 21 năm đó, anh chủ yếu làm hướng dẫn viên cho khách nước ngoài.
Anh Dũng trong một lần dẫn đoàn khách du lịch nước ngoài (Ảnh: Nhân vật cung cấp) |
Anh tâm sự: “Hướng dẫn viên cho người nước ngoài đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng, kiến thức cũng như kinh nghiệm chuyên môn, đặc biệt là liên tục phải trau dồi khả năng ngoại ngữ”.
So với hướng dẫn cho khách du lịch nội địa thì hướng dẫn viên cho khách Tây được xem là hàng “sang chảnh”. Người hướng dẫn viên sẽ có thu nhập cao hơn, có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với nhiều bạn bè nước ngoài và thái độ khách Tây ứng xử văn minh hơn… ”.
Theo anh Dũng, dẫn tour cho khách nước ngoài, ngoài khoản tiền lương đã thỏa thuận thì hướng dẫn viên còn được nhận thêm tiền tip (tiền thưởng).
Theo đó, thu nhập từ tiền thưởng không cố định, có thể thay đổi tùy theo từng khách. “Vài năm trước, có người còn kiếm tiền tỷ, mua được nhà phố cổ từ nghề này. Nhưng bây giờ do tình hình kinh tế chung nên thu nhập của hướng dẫn viên cũng ít người kiếm được như vậy”, anh Dũng tiết lộ.
Anh Dũng cho biết anh có một người đồng nghiệp sinh năm 1970, gắn bó với nghề hơn 20 năm, chuyên hướng dẫn cho khách du lịch trên khu vực phố cổ và thỉnh thoảng dẫn tour cho người Việt Nam đi du lịch Châu Âu.
Trung bình một ngày bạn anh Dũng thu nhập được 3 triệu. Tháng cao điểm, ngày nào cũng đi làm thì một tháng bạn anh Dũng kiếm được khoảng 90 triệu đồng.
Sau nhiều năm tích lũy, bạn anh mua được một căn nhà ở phố cổ dùng cho thuê mặt bằng và một chiếc ô tô sang trọng.
“Đặc thù trên khu phố cổ, người nước ngoài đến quanh năm chứ không du lịch theo mùa như khách du lịch nội địa”, anh nói.
Lý giải về khoản thu nhập lớn như vậy, anh Dũng cho biết, hướng dẫn viên cho khách nước ngoài sẽ hưởng 3 loại lương. Thứ nhất là lương hướng dẫn theo thỏa thuận, trung bình 500 nghìn đồng/ngày, thứ hai là tiền thưởng của khách và thứ ba là tiền hoa hồng khi khách đến các địa điểm mua quà tặng.
Anh Dũng nói: "So với hướng dẫn cho khách du lịch thì hướng dẫn viên cho khách Tây được xem là hàng "sang chảnh" vì thu nhập cao hơn". Ảnh: nhân vật cung cấp |
Khoản tiền hướng dẫn là cố định tuy nhiên khoản tiền thưởng và hoa hồng mua hàng phải tùy thuộc vào ứng xử, mối quan hệ của hướng dẫn viên với khách du lịch và chủ cửa hàng.
Hướng dẫn viên nào làm tốt sẽ được khách thưởng nhiều, gặp khách mua nhiều quà tặng mang về nước, số tiền thưởng cho hướng dẫn viên cũng sẽ tăng lên.
“Nếu dẫn khách Việt nam đi tour nước ngoài, nhất là Châu Âu, nhiều hướng dẫn viên mỗi chuyến đi về kiếm được cả vài chục triệu là bình thường”, anh Dũng cho hay.
Nam hướng dẫn viên kể tiếp, khách Việt Nam đi du lịch Châu Âu thường là những người giàu có. Họ thường đi du lịch cùng gia đình, bạn bè. Mỗi chuyến đi thường kéo dài nửa tháng đến một tháng.
“Những vị khách Việt Nam giàu có này thường ứng xử rất lịch thiệp, tiền thưởng hậu hĩnh, mua sắm không tiếc tay nên tất nhiên số tiền hoa hồng hướng dẫn viên cũng nhận được nhiều”, anh nói.
Bên cạnh đó, anh Dũng cũng chia sẻ thêm, dẫn tour cho khách nước ngoài cũng rất vất vả. Nỗi vất vả đầu tiên là vấn đề thời gian. Anh kể tiếp: “Người nước ngoài đến Việt Nam du lịch thường sẽ có những chuyến đi xa, dài ngày.
Điều đó đồng nghĩa với việc các hướng dẫn viên sẽ phải kề cận với họ 24/24 giờ suốt cả chuyến đi nhằm đảm bảo phục vụ khách chu đáo nhất.
Hướng dẫn viên chúng tôi vừa là người đảm bảo an toàn cho khách, lo bữa ăn giấc ngủ, có khi còn phải làm công việc của một người khuân vác đồ. Ví dụ khi di chuyển đến các khách sạn, hướng dẫn viên phải hỗ trợ lái xe vận chuyển valy, hành lý của khách vào bên trong sảnh.
Có những chuyến đi liên tục, kéo dài nửa tháng trời nên thời gian hướng dẫn viên ở nhà cùng gia đình rất hạn chế”.
Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất với hướng dẫn viên du lịch cho khách nước ngoài đó là cách xử lý sự cố xảy ra với khách hàng.
Nam hướng dẫn viên nói: "Vấn đề quan trọng nhất với hướng dẫn viên du lịch cho khách nước ngoài đó là cách xử lý sự cố xảy ra với khách hàng. Ảnh: nhân vật cung cấp |
“Khi có sự cố, hướng dẫn viên phải vận dụng hết kinh nghiệm, khả năng ứng xử một cách khéo léo nhất để hỗ trợ khách”.
Anh Dũng chia sẻ thêm, các sự cố khi hướng dẫn du lịch cho khách nước ngoài hay gặp phải đó là đồ ăn không hợp khẩu vị, phòng không đảm bảo như thỏa thuận ban đầu, xe ô tô chậm trễ hoặc các vấn đề về sức khỏe của khách hàng…
“Làm nghề này, dù vất vả, môi trường làm việc nhiều áp lực nhưng mang lại cho tôi rất nhiều thứ như các mối quan hệ mới, thêm kinh nghiệm và vốn sống. Dẫu nhọc nhằn nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bỏ nghề”, hướng dẫn viên sinh năm 1971 trải lòng.
Chiêu trò của vị khách say rượu khiến nữ hướng dẫn viên chết lặng
11h đêm, vị khách hốt hoảng thông báo, anh ta bị mất cắp, toàn bộ ví tiền để trong phòng đã không cánh mà bay. Ông ta yêu cầu nữ hướng dẫn viên lên phòng gấp.
Thợ trang điểm tức nghẹn lời trước tuyên bố của 'tay chơi' đất Cảng
Hải Phong kể, bố cô dâu là một “tay chơi”. Trên tay ông xăm rất nhiều hình thù kỳ quái. Ông cho rằng, con gái ông không nhất thiết phải “cưa sừng làm nghé”. Cô dâu phải được trang điểm tự nhiên, đúng tuổi.
Người đánh giày giúp khách Tây lấy lại tiền từ chủ quán bia 'chặt chém'
Khi trả lại đôi giày vừa đánh, vị khách Tây buồn bã khua tay, ra hiệu không còn tiền để thanh toán. Ông ta cho biết, số tiền mình mang theo đã thanh toán hết cho chủ quán bia.
Kết đắng cho anh đánh giày nhịn ăn, mua túi xách 20 triệu tặng bạn gái
Sinh nhật người yêu, Nam lấy số tiền đánh giày dành dụm mấy tháng trời, tằn tiện chi tiêu, ăn uống kham khổ, mua tặng bạn gái chiếc túi hàng hiệu đắt tiền mà cô thích...
Minh Anh - Nhật Linh