- Lần đó, cụ ông để lại mẩu giấy nhỏ, cài trước cửa nhà cụ bà. Mẩu giấy rơi xuống đất, người dân đi qua nhặt lên xem. Lúc này họ mới biết bí mật phía sau cánh cửa căn hộ của cụ bà tuổi 70.

Video: Cảnh rùng mình trong khu tập thể thuốc lá Thăng Long

Trong ký ức của người Hà Nội, những khu tập thể cũ không chỉ là nơi ăn chốn ở mà còn là nơi lưu giữ những mảnh ghép kỷ niệm của một thời đã xa. Những khu tập thể này từng là niềm tự hào về sự văn minh, hiện đại nhưng sau vài chục năm đưa vào sử dụng hiện đã xuống cấp trầm trọng.

Chật chội, ẩm thấp, nhếch nhác là những gì đang diễn ra ở đó. Như khu tập thể thuốc lá Thăng Long, quận Thanh Xuân, Hà Nội là trường hợp điển hình.

{keywords}
Tòa nhà C nằm trong khu tập thể thuốc lá Thăng Long. Ảnh: Nhật Linh

Nhiều người dân cho biết, các căn hộ ở tầng 1 hầu như không có cửa sổ. Ngày cũng như đêm, họ liên tục phải bật đèn 24/24 từ hành lang vào trong nhà. Các hộ dân ở đây thường xuyên phải sống trong tâm trạng bất an, lo sợ vì công trình xuống cấp, đe dọa an toàn và tính mạng.

Gần đây nhất, vào đầu tháng 12, ở tòa nhà A - một trong 3 tòa nhà thuộc khu tập thể thuốc lá Thăng Long, cả mảng trần với đường kính lớn bất ngờ đổ sập xuống, các thanh sắt, thanh giằng cũng rơi theo để lại mảng trần nham nhở.

{keywords}
Thông báo khi trần hành lang tòa A - khu tập thể thuốc lá Thăng Long bị sập. Ảnh: VietNamNet

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổ trưởng tổ dân phố 12, khu tập thể Thuốc lá Thăng Long, cho biết: “May mắn hôm đó không có ai bị thương. Vì thời điểm trần sập ít người qua lại. Sau khi nghe tiếng động lớn, một số người dân chạy ra, hoảng hốt báo cơ quan chức năng. Giờ chỉ cần ở tầng trên đi lại hay có trẻ em chạy nhảy, là vôi vữa rơi rụng xuống, rất đáng sợ”.

17h chiều, khi vừa bước vào dãy hành lang tối mịt của tòa nhà C, chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Thuận (SN 1951, phòng 323, tầng 3). Bà mời chúng tôi lên nhà nói chuyện. Bà nói: “Gọi là nhà cho sang chứ thực chất đó là căn phòng rộng chưa đến 10 mét vuông, tôi mua cách đây 10 năm”.

Theo quan sát của chúng tôi, khắp các lối đi lại của tòa nhà, trần nhà bong tróc, mảng vôi vữa rơi rụng, trơ lại cốt thép bên trong.

{keywords}
Trần nhà bong tróc, rơi rụng, lộ cốt thép bên trong. Ảnh: Nhật Linh

Người phụ nữ này cho biết, mặc dù được cơ quan chức năng gia cố bằng các thanh xà nhưng những cảnh tượng đó khiến ai đi qua phải rùng mình, sợ hãi. Bởi với tình trạng như hiện nay, ai biết được chúng có thể sập bất cứ lúc nào?

{keywords}
Mặc dù được gia cố bằng các thanh xà nhưng những cảnh tượng này vẫn khiến nhiều người đi qua không khỏi rùng mình, sợ hãi. Ảnh: Nhật Linh

Căn hộ của bà Thuận nằm ở phía cuối dãy hành lang. Sát đó là khu vực nhà vệ sinh, mùi hôi thối xộc thẳng vào bất cứ ai đi ngang qua. Bà giới thiệu mình sống cùng cô cháu gái mồ côi.

{keywords}

Căn hộ của bà Thuận sát nhà vệ sinh công cộng của tầng 3. Ảnh: Nhật Linh

Căn hộ rộng 10 mét vuông của bà Thuận không có cửa sổ nên quanh năm bà phải bật đèn 24/24 giờ.

{keywords}
Căn hộ rộng 10 mét vuông của bà Thuận không có cửa sổ nên quanh năm bà phải bật đèn 24/24 giờ. Ảnh: Nhật Linh

Bà Thuận cho hay: “Nhà tôi nằm ở tầng cao nhất, hiện trần nhà đã bị nứt, mục nát. Có lần tôi  đang ăn cơm, một mảnh vữa to rơi thẳng xuống mâm, nước mắm và canh bắn tung tóe. Tôi còn bị vữa rơi trúng đầu, phải đi bệnh viện khâu 2 mũi”.

{keywords}
Trần nhà bà Thuận bị dột nát, vôi vữa có thể rơi xuống đầu bất kỳ lúc nào. Ảnh: Nhật Linh

Vẫn theo lời bà Thuận, để bảo đảm an toàn tính mạng cho mình và cháu, bà phải làm một lớp trần bằng nhựa, nằm giữa lưng chừng nhà, đề phòng đang ngủ các mảnh vữa rơi xuống người. Ngoài ra, việc sống trong căn hộ dột nát này, bắt buộc bà phải nghe dự báo thời tiết hàng ngày để chuẩn bị tâm thế chạy nạn.

“Khổ nhất là vào mùa mưa bão, chỉ cần mưa to là nước dột, chảy lõng bõng khắp sàn nhà. Tôi huy động hết nồi niêu, xoong chảo hứng nước mưa nhưng không khả thi.

Do nhà chật, tôi không mua tủ quần áo mà mỗi lần giặt xong, gấp gọn để trên sàn. Nhiều lần mưa bão, nước ngập, ướt hết quần cáo, cả tuần tôi chỉ mặc đúng 1 bộ không dám thay. Hễ có mưa bão lớn, tôi sang nhà người anh trai, bão tan mới dám trở về.

Cuộc sống nhình chung rất tù túng, bí bách nhưng hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi muốn chuyển đi nơi khác cũng chẳng có điều kiện”, bà Thuận trải lòng.

{keywords}
Với diện tích chỉ vỏn vẹn 10 mét vuông và tình trạng dột nát như vậy, bà Thuận chỉ có thể làm chỗ ngủ tạm bợ. Ảnh: Nhật Linh

"Tôi không có điều kiện cơi nới làm nhà tắm như các hộ khác. Phía lan can chưa đầy 1 mét vuông tôi chỉ kê được 1 chiếc bếp và ít vật dụng. Ở đó cũng không có cửa, mùa rét tôi tận dụng các loại vải thừa che chắn, chống rét nhưng chẳng ăn thua… ", nói đến đây bà Thuận dừng lại, lặng đi trong giây lát.

Bên cạnh những nguy hiểm rình rập, bà Thuận chia sẻ thêm, phần lớn các cư dân sinh sống ở đây đều là lao động nghèo. Cuộc sống khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nên cũng hay xảy ra mâu thuẫn, ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cùng với đó, người dân từ nơi khác đến thuê cũng gây ra không ít phiền toái.


 Bà Thuận tận dụng khoảng không chưa đầy 1 mét vuông phía sau căn hộ làm nơi nấu nướng. Ảnh: Nhật Linh

Bà kể, vài năm trước, có nam sinh viên quê Lạng Sơn được bố mẹ đưa xuống thuê một căn hộ. Cậu sinh viên chẳng thấy học hành, suốt ngày tụ tập bạn bè nhậu nhẹt. Tiền bạc bố mẹ gửi ăn học cậu ta nướng cả vào lô đề, cờ bạc.

Cậu ta còn đưa cô bạn gái tên Hương về sống chung như vợ chồng, hôm nào bố mẹ xuống thăm thì Hương lánh tạm đi nơi khác. Cuộc sống “thử” của cặp đôi sinh viên không phải lúc nào cũng “cơm lành, canh ngọt”. Cứ vài hôm các hộ dân lại thấy tiếng bát đũa rơi loảng xoảng, cãi nhau trong căn hộ của đôi sinh viên.

Lần đó, sau kỳ nghỉ Tết, Hương từ quê xuống. Đến nơi thấy căn hộ khóa bên trong, cô đập cửa nhưng anh “chồng” sinh viên nhất quyết không mở. Hương bất ngờ xô cửa vào thì thấy có người con gái  khác trong nhà. Cô nổi điên lao vào đánh cô gái kia.

Vụ đánh ghen ầm ĩ nổ ra, dân cư buộc phải mời tổ dân phố đến giải quyết, đề nghị cậu sinh viên chuyển đi nơi khác, tránh gây mất trật tự an ninh cho khu tập thể.

Lần khác, người dân bỗng nhiên xì xào, bàn tán việc ông lão 90 tuổi hay lên căn hộ của cụ bà 70 tuổi. Bà cụ biết được, tìm gặp người phụ nữ tung tin đồn nói chuyện. Giữa hai người xảy ra cãi vã, cụ bà ức quá, bật khóc. Sau vụ đó, căn hộ của cụ bà luôn khóa trái, đôi lần cụ ông lên nhưng lại thất thểu ra về.

Một lần, cụ ông để lại mẩu giấy nhỏ, cài trước cửa nhà cụ bà. Mẩu giấy rơi xuống đất, người dân đi qua nhặt lên xem. Lúc này họ mới biết sự thật đằng sau những lần cụ ông lên thăm cụ bà. Ai nấy đều thấy xấu hổ vì tính tò mò, hóng hớt, thích thêu dệt chuyện của mình.

Hóa ra, bà cụ có con cái ở xa. Lần đó bà ốm nặng, cụ ông vốn là chỗ quen biết với bà cụ, được con cháu nhờ vả nên hằng ngày mua thuốc và đồ ăn mang lên giúp. Hàng xóm láng giềng không hiểu lại xì xào dị nghị, cụ bà vì không chịu được điều tiếng nên phát ốm suốt một thời gian. Sau đó, bà phải bỏ về quê cho khuây khỏa. Cụ ông mấy lần lên thăm không thấy, viết lời nhắn xin lỗi vì để ảnh hưởng đến bà, hi vọng bà ở quê lên sẽ đọc được.

"Những va chạm đó diễn ra hằng ngày, cuộc sống bí bách khiến con người sinh ra nhỏ nhen, ích kỷ rồi để ý, xét nét xung quanh. Tôi cũng như người dân ở đây đều hi vọng có giải pháp nào đó để cải tạo lại nơi ở, yên tâm sinh sống", người phụ nữ sinh năm 1951 nói. 

(Còn nữa)

Cô gái trẻ tái mặt trước cảnh tượng bên trong tập thể cũ lúc 1 giờ đêm

Cô gái trẻ tái mặt trước cảnh tượng bên trong tập thể cũ lúc 1 giờ đêm

Bà Thơ kể, có lần vào giữa khuya, khi mọi người đang chăn ấm nệm êm thì bỗng có tiếng ai hét thất thanh trong khu tập thể. Các hộ xung quanh thấy vậy, nhốn nháo chạy ra xem...

Sân chơi xe cổ độc đáo bậc nhất Sài Gòn

Sân chơi xe cổ độc đáo bậc nhất Sài Gòn

Chiếc Velo Solex của ai đó đang dựng khép nép ở một góc sân. Bên cạnh, có vài chiếc Mobylette với nhiều đời xe khác nhau đã làm cho những người đứng tuổi nhớ về quãng thời gian đã qua với bao vui buồn năm tháng...

Nhật Linh - Thanh Hải