Trong một lần bắt chó cho vào rọ sắt, người mua chó bị con vật này bất ngờ nhảy lên ngoạm thẳng vào mặt. Tai nạn khiến anh ám ảnh đến mức bỏ nghề.

Xem Video:

Ông Trần Văn Khánh (SN 1964, Chi Lê, Trung Hòa, Chương Mỹ) có hơn 30 năm trong nghề thu mua chó. Trước đây, những người thu gom chó như ông khá vất vả.

{keywords}
Các quán kinh doanh thịt chó bên Quốc lộ 6 (Hà Đông, Hà Nội). Ảnh: Ngọc Trang

Trên một chiếc xe đạp chở theo sau chiếc rọ sắt, ông vào các làng rao mua chó.

Có những lần đạp xe rong ruổi cả ngày ông không mua được con nào, phải về không. Nhưng cũng có những buổi vừa đi vài vòng xe quanh các làng, ông đã thu được 4, 5 con chó. Sau đó, ông chở về "đổ" cho các nhà hàng.

“Nghề này vất vả và cũng nhiều rủi ro”, ông Khánh nói.

Cách đây nhiều năm về trước, ông thường “đổ” chó sống cho một nhà hàng thịt chó ở Hà Đông, Hà Nội.

{keywords}
Đôi rọ sắt dùng để thu gom chó của ông Khánh. Ảnh: Diệu Bình

Một lần giao chó cho nhà hàng này, chủ nhà hàng xin nợ và hứa sau khi bán được thịt sẽ trả tiền. Lần thứ 2, 3 nhà hàng này tiếp tục xin nợ, sau đó họ từ chối không lấy hàng nữa cũng không trả tiền những lần trước.

“Số tiền không hề nhỏ nên nhiều lần tôi đến đòi tiền. Khi đến tôi bị từ chối, nói khó dễ… Đôi co qua lại, hai bên suýt ẩu đả. Nhưng thân cô thế cô tôi đành chấp nhận mất trắng”.

Sau này, ông Khánh cũng như những người thu mua chó khác không còn cho các nhà hàng nợ tiền. “Nếu không đổ cho nhà hàng này, chúng tôi chuyển sang nhà khác”, ông nói.

Một thời gian dài làm nghề thu gom chó, năm 2003, ông cùng vợ là bà Ngô Thị Huyên (51 tuổi) chuyển sang nghề giết mổ. Gia đình ông tiếp tục thu mua chó sau đó nhốt vào chuồng.

Hàng ngày, ông làm thịt khoảng 2-3 con bán lẻ cho người dân. Nếu trong làng có người đặt làm cỗ, ông có thể thịt nhiều chó hơn.

{keywords}
Chó sau khi thu mua về sẽ được nhốt vào chuồng chờ ngày giết thịt. Ảnh: Diệu Bình

Chó nhiều thịt nạc, ngon được bán với giá 75 nghìn đồng/kg, chó xấu (thịt nhiều mỡ) dao động 70-72 nghìn/kg sau khi đã làm sạch sẽ.

Làm nghề giết mổ ông Khánh không thể tránh khỏi tai nạn. Trong một lần làm thịt chó, ông phải đánh chết một con chó xồm. Tuy nhiên do chủ quan nên ông không phát hiện con chó này chưa chết hẳn. Lúc ông định Khánh nhúng chó vào nước sôi để vặt lông bằng tay, con chó bật dậy, ngoảnh đầu và bất ngờ cắn vào bắp tay ông.

“Vì lo lắng nên tôi ngay lập tức đi tiêm phòng. Trong suốt 1 tuần lễ đi tiêm sức khỏe tôi giảm sút, mệt mỏi, rụng tóc. Việc xảy ra nhiều năm về trước nhưng vết sẹo hiện vẫn còn nguyên ở tay”, vừa nói người kinh doanh chó vừa chỉ cho chúng tôi vết sẹo trên bắp tay.

{keywords}
Chó được làm sạch chờ khách đến lấy. Ảnh: Ngọc Trang

Cũng theo ông Khánh, hiện tại công đoạn vặt lông chó đã có máy hỗ trợ nên việc bị chó cắn trong quá trình làm không còn đáng lo ngại như trước.

Vợ chồng anh Đại (41 tuổi, xã Trung Hòa, Chương Mỹ), có nhiều năm trong nghề kinh doanh thịt chó, cũng đồng tình khi cho rằng công việc này khá vất vả và nguy hiểm.

Bản thân anh chưa gặp tai nạn nào trong khi đi thu gom chó tuy nhiên bạn anh làm nghề này không ít người bị chó cắn.

“Lần đó, bạn tôi vào làng mua chó của một gia đình. Khi tiến hành bắt chó cho vào rọ sắt, con chó hung dữ đạp chân vào chiếc rọ sắt và nhảy bật lên.

Nó bất ngờ ngoặm vào mặt (phần miệng) của người bắt khiến người này bị thương, chảy máu rất nhiều. Bạn tôi phải đi tiêm phòng và cũng từ lần đó anh ta bỏ luôn nghề”, anh Đại cho biết.

Cũng theo vợ chồng anh Đại, để có chó bán cho người dân, họ liên tục phải đi thu mua chó cho dù ngày nắng hay ngày mưa. Khi có người đặt hàng, họ phải dậy từ 3-4 giờ sáng làm thịt. 7 giờ sáng khách đã phải có chó để về làm cỗ cho đám giỗ, đám cưới.

Với những người kinh doanh chó họ bận rộn nhất là vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật bởi người dân thường tổ chức giỗ, cưới vào các ngày này. Đây là thời điểm con cháu được nghỉ học, nghỉ làm, các gia đình thường đặt 1-2 con để làm cỗ.

Các chủ lò mổ cho biết, thịt chó được ưa chuộng bởi nó không giống như thịt gà, lợn công nghiệp, ăn nhiều cám tăng trọng. Thay vào đó, chó được nuôi trong nhà, cho ăn bởi các loại cơm thừa canh cặn nên thịt ngon hơn các loại thực phẩm khác.

Ngoài ra, thịt chó là món ăn nhiều đạm. Gia đình có người ốm thường mua chó để bồi bổ, tăng sức. Một số gia đình khác sau đám cưới, do mệt nhọc nên cũng mua 1-2 con chó về để ăn uống liên hoan, tẩm bổ.

{keywords}
Con trai ông Trần Văn Khánh làm thịt chó giao cho khách. Ảnh: Diệu Bình

Trước thông tin UBND TP Hà Nội có văn bản khuyến cáo người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo, những người làm nghề kinh doanh thịt chó đều khá bất ngờ.

Ông Trần Văn Khánh cho biết cả gia đình ông (vợ chồng ông Khánh, em trai và các con) đều nhiều năm nay sống bằng nghề này. Họ sẽ gặp khó khăn khi chuyển sang công việc khác.

“Theo tôi, thành phố nên khuyến khích người nuôi chó tiêm phòng định kỳ, xích, rọ mõm cẩn thận khi nuôi chó. Bản thân những người thu gom chó như chúng tôi đều rất cẩn thận trong khâu mua chó đầu vào.

Những con chó ốm, có biểu hiện dịch bệnh, chó đã bị đánh chết chúng tôi không bao giờ mua. Chúng tôi làm nghề từ nhiều năm nay không thể vì chút lợi nhỏ mà làm ăn cẩu thả”.

Tuy nhiên, theo người kinh doanh này, nếu chính sách trên đi vào thực tế gia đình ông cũng sẽ chấp nhận và chuyển sang mưu sinh bằng công việc khác.

Tương tự, ông Phường (xã Đông Phương Yên, Chương Mỹ), làm nghề thu mua chó, cũng chia sẻ, người dân nuôi chó để tận dụng thức ăn thừa. Đồng thời chó như một món “của để dành” trong các gia đình.

“Vào đầu năm học, họ thiếu tiền đóng học phí cho con thường gọi tôi đến để bán chó. Những gia đình có người đau ốm đau, tai nạn… bí tiền cũng bán chó.

Theo tôi, nên khuyến khích người dân chăn nuôi, giết mổ an toàn thay vì cấm ăn và kinh doanh thịt chó, mèo”, ông Phường bày tỏ.

Chủ lò mổ chó lãi đậm bất ngờ tiết lộ nguyên nhân bỏ nghề

Chủ lò mổ chó lãi đậm bất ngờ tiết lộ nguyên nhân bỏ nghề

Mặc dù thu được lợi nhuận cao từ nghề nhưng chủ một số lò mổ chó ở Chương Mỹ, Hà Nội vẫn quyết định giải nghệ, chuyển sang công việc khác.

'Đám tang con chó già' ở Nhật Bản khiến người Việt ngỡ ngàng

'Đám tang con chó già' ở Nhật Bản khiến người Việt ngỡ ngàng

Nhận được thư của bạn, hai hôm sau con trai tôi vội mua vé máy bay sang Nhật để dự đám tang con chó Tô Tô của gia đình người bạn ấy.

Cô dâu sốc, đòi ly hôn vì cỗ cưới toàn thịt chó của nhà trai

Cô dâu sốc, đòi ly hôn vì cỗ cưới toàn thịt chó của nhà trai

Chứng kiến nhà trai chuẩn bị tiệc cưới bằng thịt chó, cô dâu trẻ tái mặt. Cô cho rằng chú rể không tôn trọng gia đình mình, đã lớn tiếng đòi ly hôn trong đám cưới.

Ngọc Trang - Diệu Bình