Khoảng 100 năm trước, thị trấn Kolmanskop ở miền Nam Namibia trước kia từng là nơi mọi người ùn ùn kéo đến để khai thác kim cương. Nhưng giờ đây, đó lại là một vùng đất bị quên lãng. Mọi thứ từ nhà, cửa, xe cộ đều bị vùi trong cát.

Roman Veillon là một nhiếp ảnh gia người Pháp với sở thích vô cùng đặc biệt. Anh thích chụp lại những thứ bị bỏ quên, những thứ mà một thời đã từng hiện hữu nhưng giờ đây lại bị rơi vào dĩ vãng.

Và tên tuổi của anh được biết đến qua bộ ảnh ghi lại khung cảnh tồi tàn của thị trấn Kolmanskop, Namibia - một nơi xưa là mỏ kim cương, nay đã bị lãng quên và bị vùi sâu dưới cát của sa mạc Namibia.

{keywords}
Khung cảnh hoang tàn của thị trấn Kolmanskop - một thời là mỏ kim cương.

Theo lời nhiếp ảnh gia kể lại, vào năm 1908, những người định cư gốc Đức phát hiện tại Kolmanskop có mỏ kim cương, thị trấn đã trải qua một “cơn sốt kim cương” và nhanh chóng trở thành trung tâm đầu não trong khu vực.

Theo lời đồn, hồi đó người ta có thể tìm được kim cương dưới cát nhờ vào ánh trăng chiếu xuống.

{keywords}
Thị trấn đã trải qua một “cơn sốt kim cương” và nhanh chóng trở nên thịnh vượng.

Thị trấn đã trở nên rất thịnh vượng khi thu hút nhiều nhà thám hiểm và những thợ đào mỏ trên khắp châu Phi.

{keywords}
 

Sự thịnh vượng tại Kolmanskop được đo đạc bởi những dẫn chứng như người dân thị trấn thường mua nước sạch từ thành phố Cape Town, Nam Phi - cách thị trấn 1000km hoặc nhập khẩu rượu vang từ Reims (Pháp).

Người dân thị trấn giàu lên rất nhanh nhờ khai thác kim cương, và số người nhập cư cũng tăng lên đáng kể. Roman Veillon cho biết, thời điểm đó Kolmanskop có khoảng 1200 người và 700 gia đình - một con số không hề nhỏ với một thị trấn ở châu Phi.

{keywords}
 

Với công nghệ của người di cư gốc Đức mang đến, họ xây bệnh viện, mở trường học, tiệm bánh, sòng bạc và cả hồ bơi. Hơn nữa, bệnh viện còn được trang bị máy chụp X-quang đầu tiên trên khắp lục địa châu Phi, nhưng máy này chủ yếu được sử dụng để xác minh xem các thợ mỏ đã không nuốt viên kim cương nào.

{keywords}
Bệnh viện, trường học, sòng bài và ngay cả hồ bơi đã được xây dựng ở Kolmanskop để phục vụ cho những thợ đào mỏ đến khai thác kim cương.

Tuy nhiên, giá trị của kim cương bị giảm sút sau chiến tranh thế giới thứ nhất và người dân phát hiện ra một “mỏ tiền” lớn hơn ở phía Nam đã làm cho thị trấn Kolmanskop rơi vào quên lãng. Dần dần, người dân rời thị trấn, để lại nhà cửa và đồ đạc của họ. Vào năm 1954, thị trấn bị bỏ hoang hoàn toàn.

{keywords}
 

Kể từ đó, thị trấn bị chôn vùi bởi cát của sa mạc Namabia. Ngày nay, Kolmanskop chỉ được ghé thăm bởi khách du lịch.

{keywords}
Bể bơi giờ đã trở thành bãi đất trống với cát bao quanh

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Dưới ống kính của nhiếp ảnh gia Roman Veillon, thị trấn hiện lên rất yên bình. Bỏ mặc sự hối hả của cuộc sống ngoài kia, những bức ảnh khiến người xem không khỏi ngẫm về một thời hoàng kim đã lụi tàn.

Khách Tây 'liều mạng' ở đường sắt sát nhà dân

Khách Tây 'liều mạng' ở đường sắt sát nhà dân

Thời gian gần đây, tuyến đường sắt chạy qua các khu dân cư thuộc quận Hoàn Kiếm, Ba Đình (Hà Nội) bỗng trở thành điểm thu hút đông đảo du khách nước ngoài tham quan, bất chấp nguy hiểm rình rập.

Lon nước ngọt của trò nghèo và ông giáo 25 năm dạy học miễn phí

Lon nước ngọt của trò nghèo và ông giáo 25 năm dạy học miễn phí

Xung quanh là hàng quán, xe cộ dập dìu, người qua lại đông đúc vậy mà dưới tán cây râm mát, hàng ngày vẫn vang lên tiếng đánh vần của những đứa trẻ đang theo học lớp học tình thương.

Người đàn ông học hết lớp 9 dốc lòng chế tạo xe hơi và điều kỳ diệu

Người đàn ông học hết lớp 9 dốc lòng chế tạo xe hơi và điều kỳ diệu

"Niềm mong muốn của tôi là Việt Nam có các loại xe 4 bánh chạy xăng hay điện do chính người Việt Nam sáng chế và sản xuất. Việc này không nằm ngoài khả năng của chúng ta", ông Trần Minh Tâm khẳng định.

Mỹ Linh (Theo BoredPanda)