- Từ lúc khởi nghiệp đến lúc trở thành tỉ phú, triết lý sống của Trần Thành là cần kiệm và tránh xa những chốn ăn chơi. Có 3 thứ mà ông luôn giữ mình không léo hánh tới là rượu chè, cờ bạc và phụ nữ. Thế nhưng...

Sau những chuyến đi ở nước ngoài, nhãn quan của Trần Thành được mở rộng. Ông nhận thấy, mặt hàng bột ngọt có mặt gần như 100% trong sinh hoạt của người dân nên đã quyết định đầu tư sản xuất bột ngọt tại Việt Nam. Thương hiệu bột ngọt Vị Hương Tố ra đời từ đó.

Tỷ phú trẻ lừng lẫy Sài Gòn "Khôn ba năm"...

Dây chuyền sản xuất bột ngọt nhanh chóng được đưa về từ Nhật. Ông giám đốc Trần Thành suốt ngày miệt mài với công việc. Nguyên liệu trong nước sẵn có, những mẻ bột ngọt đầu tiên mang tên Vị Hương Tố ra đời vào năm 1960 trong sự chào đón hân hoan của người tiêu dùng.

{keywords}

Nhà máy bột ngọt Vị Hương Tố ở P. Tân Thới Hiệp, Q. 12 truớc đây, nay là Công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương.

So với các loại bột ngọt sẵn có trên thị trường, Vị Hương Tố có giá thành hạ hơn nhờ vào chính sách nâng đỡ hàng trong nước.

Thương hiệu Vị Hương Tố với chất lượng không thua gì hàng ngoại và giá thành khá phù hợp với mức sống của người dân nên chẳng bao lâu cả Ajinomoto lẫn Vedan đều rút khỏi Việt Nam, để lại thị trường một mình đại gia Trần Thành thao túng.

Rút tỉa ra, bí quyết thành công của Trần Thành không gì ngoài chữ tín. Trong kinh doanh, chữ tín khá quan trọng. Chữ tín và sự trung thực đã giúp Trần Thành nhanh chóng trở thành ông chủ lớn và là một trong những tỷ phú trẻ tuổi ở đất Sai Gòn lúc bấy giờ.

Từ lúc khởi nghiệp đến lúc trở thành tỉ phú, triết lý sống của Trần Thành là cần kiệm và tránh xa những chốn ăn chơi. Có 3 thứ mà ông luôn giữ mình không léo hánh tới là rượu chè, cờ bạc và phụ nữ. Theo ông những thứ đó dể làm hư người dẫn đến tán gia bại sản.

Thế nhưng, dù thế nào đi nữa, Trần Thành vẫn là con người bằng xương bằng thịt. Ông đã từng nhỏ nước mắt trước những hoàn cảnh khốn khó, từng chia sẻ vui buồn với những người cùng khổ. Ông sống rất tình cảm với mọi người. Trong gia đình ông luôn mẫu mực, là người cha, người chồng đầy tình thương yêu và được mọi người kính trọng.

Thế nhưng, mấy ai học được chữ ngờ. Một đêm nọ trong nhà hàng sang trọng ở Chợ Lớn, chung quanh là các bang chủ các bang, bang chủ Tiều Châu Trần Thành đã phải ngã ngựa trước một nhan sắc khó cưỡng.

... "Dại chỉ một giờ"

Vào khoảng thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước, diễn viên Thang Lan Hoa của Đài Loan là một giai nhân sắc nước hương trời. Trong một lần họp mặt với các bang chủ các bang ở Chợ Lớn, người đẹp Thang Lan Hoa được mời đến góp vui trong chương trình văn nghệ. Tỉ phú, chủ nhân thương hiệu bột ngọt Vị Hương Tố là khách mời không thể thiếu trong buổi họp mặt này.

Vừa chạm mặt, tỉ phú Trần Thành đã ngất ngây trước sắc đẹp nghiêng thành của Thang Lan Hoa. Trái tim vốn băng giá từ lâu bắt đầu nóng trở lại. Những triết lý làm người được gạt qua một bên và giờ đây, cuộc hội ngộ đầy bất ngờ giữa 2 người đã xảy ra.

Bàn tiệc được bày ra. Người đẹp được bố trí ngồi cạnh Trần Thành. Rồi sau vài lần nâng ly, một bang chủ xin phép về trước. Một ông, rồi 2 ông. Có người lẳng lặng bỏ ra về để cuối cùng chỉ còn lại 2 người với những lời trò chuyện âu yếm.

Rồi họ đến với nhau. Một bên cần nhan sắc và thân xác, một bên cần tiền tài, danh vọng. Gần như hơn nửa đời người Trần Thành xa lánh mọi thú vui dồn sức cho làm ăn. Giờ đây, nhan sắc mặn mà của người đẹp khiến ông không cưỡng lại được. Những khoản tiền kếch xù liên tục được tung ra đổi lấy nhẫn kim cương, đồng hồ vàng và thời trang hàng hiệu để làm vừa lòng người đẹp.

Rồi sau đó, những chuyến đi Sài Gòn - Đài Bắc diễn ra liên tục đã bào mòn núi tiền của tỉ phú Trần Thành. Công cuộc làm ăn của Vị Hương Tố có dấu hiệu giảm sút.

Chuyện tình Trần Thành và Thang Lan hoa không phải là câu chuyện tình đẹp. Đến với nhau bằng những mưu đồ riêng tư và khi đã thỏa mãn thì cũng nhanh chóng tan vỡ. 

Khi đường ai nấy đi và cũng đã quen với ăn chơi, Trần Thành tiếp tục với những mối tình khác. Lần này ông có một đứa con gái với một phụ nữ Singapore rồi trở về cố xứ rơi vào vòng tay một vũ nữ ở nhà hàng Maxim.

Năm 1975, ông rời Việt Nam để định cư ở nước ngoài. Nghe đâu cô vũ nữ ở Maxim đã theo ông đến trọn đời.

Trần Chánh Nghĩa