- Sáng 3/3 (mồng 6/2 Âm lịch), hàng trăm người dân từ khắp các nơi trong thành phố và các tỉnh lân cận đã về đền Hai Bà Trưng (23 Hoàng Hoa Thám P.6 Q. Bình Thạnh TP.HCM) để tham dự lễ húy kỵ nhị vị Trưng nữ vương.

Ông Trần Lê Mạnh, trưởng ban quản lý đền cho biết, ngay từ chiều mồng 5/2 bà con đã tụ tập về để đến sáng nay chính thức tế lễ. Theo thông lệ, ban nam tế sẽ tế trước nhưng hiện nay các thanh niên trong ban đã cao tuổi không còn đủ sức tham gia trong khi lực lượng kế thừa không đáp ứng được. Vì thế năm nay chỉ có nữ tế. Buổi tế lễ diễn ra trong 2 giờ.

Có mặt trong buổi lễ, chúng tôi ghi nhận một không khí rất trang nghiêm và thành kính. Mọi người ai cũng một lòng tưởng nhớ đến công đức hai vị anh hùng đã đánh đuổi quân xâm lược Tô Định ra khỏi bờ cõi, đem lại độc lập cho nước nhà vào năm 40 sau Công Nguyên.

Tưởng nhớ lại vào những năm nước ta còn là quận Giao Chỉ, nhà Đông Hán cai trị nước ta bằng chính sách đồng hóa và bóc lột hà khắc. Năm 39, thái thú Tô Đinh giết Thi Sách là con trai của quan lạc tướng ở Châu Diên. 

Tháng 2 năm 40, vợ Thi Sách là Trưng Trắc đã cùng em là Trưng Nhị hợp cùng các lạc hầu lạc tướng, căm thù quân giặc nổi lên khởi nghĩa. Nhân dân các nơi phối hợp cùng nhiều đội quân đã đứng lên giành lại được các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố. Tại Lĩnh Nam, hai bà thu được 65 thành trì và Trưng Trắc lên làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

Ba năm sau nhà Hán cho quân qua đánh. Hai Bà cự không lại chạy đến sông Hát Giang trầm mình tự vẫn vào ngày 6/2 Âm lich.

Từ đó, nhân dân ta cứ đến ngày này làm lể tưởng niệm hai bà, ghi lại công đức hiển hách của hai vị anh hùng đất Việt.

Sau đây là chùm ảnh lễ tưởng niệm công đức hai bà tại đền Hai Bà Trưng (TP.HCM).

{keywords}

Đền Hai Bà trên đường Hoàng Hoa Thám

{keywords}

Đệ nhất thánh mẫu - Mẫu nghi thiên hạ

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Ban nữ tế

{keywords}

Lễ vật trên bàn thờ hai bà

{keywords}

Ban lễ nhạc Bắc hà

{keywords}

Quan khách tham dự.


Trần Chánh Nghĩa