Dù chẳng mặn mà khi ông bà ngoại qua chơi, nhưng chồng Loan lại nhớ đến mẹ vợ mỗi khi kẹt tiền cuối tháng.
Ngày Loan về làm dâu nhà Long, bà con, làng xóm ai cũng mừng vì thấy Long cao ráo, đẹp trai, công việc ổn định, gia đình nhà trai lại lượt là hoành tráng. Đến khi về sống cùng nhau, Loan mới nhận ra, gia đình Long "hữu danh vô thực".
Được cái mác bề ngoài, còn lại căn ke chi li, Long thì công tử, ngoài giờ hành chính chỉ biết về và ôm ti vi hoặc ngủ. Với lương viên chức, hai vợ chồng chưa được mười triệu một tháng. Giờ thêm đứa con, lại thuê người trông em vì bà nội không chịu khó mà bà ngoại lại quá già, Loan đau đầu với chi tiêu hàng tháng.
Mỗi tháng, Long đưa về cho vợ bốn triệu, rồi coi như xong nhiệm vụ. Ăn chi không biết, tiêu gì không hay, miễn hết đừng hỏi, có hỏi nữa thì Long bảo: Về bên ngoại vay tạm. Điệp khúc "vay tạm" cứ lặp đi lặp lại hàng tháng. Nói là vay chứ đã bao giờ có trả, dù là mẹ ruột mình nhưng Loan cũng áy náy vô cùng và cũng thấy tủi thân.
(Ảnh minh họa. Nguồn: Pexels) |
Mang tiếng lấy con nhà giàu mà đã bao giờ vợ chồng cô về biếu cha mẹ ngoại được chai rượu hay hộp bánh. Đã vậy lại còn "bòn" từ nắm rau, nải chuối, chục trứng gà ta. Đôi lúc Loan tự trách bản thân mình "không tìm hiểu thật kỹ để giờ ăn bám cha mẹ". Nhưng có trách cũng đã muộn rồi, cô đã làm mẹ và con cô đang ngày một lớn. Điều đó đồng nghĩa, những nhu cầu thiết yếu cho con, cho gia đình chỉ có ngày một tăng mà không có giảm, ngoại trừ lương.
Điều cô phiền muộn nhất là Long luôn giữ khoảng cách với nhà mẹ vợ nhưng tiền lại không từ chối. Mỗi lần, nhà ngoại có việc hay lễ tết, Long miễn cưỡng về cho có lệ. "Dâu là rễ, rể là người dưng", cha ông ta xưa kia nói thật đúng. Mặc cho cha vợ làm gà, làm vịt, trèo cây hái quả cho cháu, chàng rể quý điềm nhiên bỏ tay vào túi áo hay cũng đi loay quanh. Nhìn chồng vậy, Loan rất ngượng nhưng mẹ cô động viên "nó đến là đã mừng".
Long tính ham chơi, nhưng lại không dám chi cho ai một xu, lại có tính tự mãn không ai hiểu biết bằng mình. Chồng không chịu làm thêm, thì còn ai vào đây nữa ngoài Loan. Hết giờ làm, cô lại tất tả ngược xuôi đưa hàng cho mấy shop quần áo, miễn là về nhà trước 6 giờ chiều. Vì giờ đó, người trông em đã về, một mình cô lại ôm con và lo cơm nước cho cả nhà.
Dù chẳng kiếm được là mấy, nhưng Loan thấy thoải mái hơn trong chi tiêu, nhất là cô tự tin mua đồ ăn ngon cho con mà ít sợ phải thâm hụt tiền. Và hơn cả, đỡ làm tội mẹ. Đã nhiều lần cô về đột xuất, thấy cha mẹ chỉ luộc mỗi quả trứng cùng với một đĩa to đậu hái từ vườn. Loan nghẹn ngào vì biết ông bà tiết kiệm để luôn có cho vợ chồng Loan "vay tạm". Nhìn cha mẹ già đã quá đời người còn lam lũ, chắt chiu vì con vì cháu, cô thấy mà xót xa.
Có thể, Loan sẽ nói thẳng với chồng về trách nhiệm, chi tiêu trong gia đình, về "ngân hàng lưu động" đang ngày một già yếu. Cô và cái gia đình bé nhỏ này cần phải tự đứng được trên đôi chân của chính mình, cách nào đánh thức được lòng tự trọng ở bố của con cô?
Vì câu nói của mẹ vợ, con rể 7 năm không sang chúc TếtTết nào thấy gia đình người ta dâu rể sum vầy, hạnh phúc, tôi lại thấy chạnh lòng. Cuộc đại chiến không khoan nhượng của mẹ vợ và mẹ đẻSau đám cưới, vì không hài lòng nhà thông gia, bố mẹ tôi nhất định không chịu lên thành phố lần nào nữa. Tôi khổ sở với bà mẹ vợ hay buôn chuyệnĐã thế vợ tôi lại cái gì cũng kể cho mẹ, dù là những chuyện rất riêng của vợ chồng tôi. Mẹ vợ tái mặt vì 2 quả bưởi của chàng rể đại giaChiều 30 Tết, con rể về, anh ta lại lấy từ trong cốp xe ra hai quả bưởi rồi đặt lên ban thờ. Tôi nhìn hai quả bưởi mà giật mình vì quê tôi thiếu gì bưởi. Chỉ 15 đến 20 nghìn đồng là mua được quả to vật vã. |
(Theo Dân trí)