Kết quả từ nghiên cứu của ĐH Harvard (Mỹ), tỷ lệ trầm cảm ở những phụ nữ quanh tuổi mãn kinh từ 36-45 tăng gấp 2 lần so với những phụ nữ vẫn còn kinh nguyệt với biểu hiện thường gặp là lo âu, mất ngủ, tính khí thất thường, dễ tuyệt vọng…

Trầm cảm khiến cơ thể suy nhược

{keywords}

TS-BS Huỳnh Thị Thu Thủy

Theo khảo sát của tổ chức Chăm sóc Sức khỏe Phụ nữ Trung niên Melbourne - Úc, khoảng 40% phụ nữ trung niên thường gặp phải những căng thẳng thần kinh, buồn rầu và trầm cảm. Còn theo nghiên cứu của BV Từ Dũ, tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại VN lên đến 38%.

Trầm cảm là một bệnh lý kéo dài từ 2 tuần trở lên và thường kèm theo các rối loạn khác như: khó ngủ (65,4%); hay quên (57,7%); triệu chứng tiết niệu (56,2%), lo âu (50,8%). Trầm cảm đặc biệt liên quan đến những phụ nữ có từ trước các triệu chứng rối loạn vận mạch (bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, tim đập nhanh…).

Tại sao phụ nữ ở độ tuổi 40 dễ bị trầm cảm?

Trầm cảm là một bệnh lý tinh thần bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: người luôn có suy nghĩ tiêu cực, môi trường sống căng thẳng, gia đình gặp các vấn đề nan giải...

Trầm cảm cũng có thể liên quan đến một căn bệnh mạn tính nào đó, như ung thư hay tiểu đường. Tuy nhiên, phần lớn rối loạn trầm cảm ở phụ nữ trung niên chịu sự chi phối của các hoạt động chuyển hóa từ bên trong cơ thể.

Nghiên cứu tại ĐH Rockefeller chỉ ra rằng các hormone nữ do hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng quyết định đã tác động mạnh mẽ đến các dẫn truyền thần kinh ở não bộ. Khi nồng độ các hormone nữ bắt đầu thay đổi thất thường, tâm trạng của người phụ nữ trở nên bất ổn.

Các biến động này làm tăng tính dễ tổn thương, từ rối loạn tâm trạng nhẹ đến nghiêm trọng, gây ra tính khí thất thường, hoang tưởng, ghen tuông, sợ hãi, mất ngủ, nhiều mộng mị, cảm giác buồn bã và tuyệt vọng, dễ gây hấn…

Vượt qua trầm cảm bằng tác động từ gốc

Không ít người được “lập trình” cứ trầm cảm là dùng thuốc an thần mà không xem xét các lựa chọn khác. Sử dụng thuốc thường xuyên khiến người phụ nữ bị nghiện thuốc rồi lờn thuốc, dẫn đến suy nhược thần kinh mạn tính và tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn vì không được điều trị từ gốc.

Giải pháp khác là nhiều phụ nữ đã bổ sung nội tiết đơn lẻ từ bên ngoài vào với hy vọng cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh - mãn kinh, thông qua đó cải thiện tình trạng trầm cảm. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, bổ sung nội tiết đơn lẻ sẽ khiến bộ hormone nữ thay đổi thất thường, cái cao cái thấp, càng làm trầm trọng thêm các triệu chứng căng thẳng, lo lắng và có nguy cơ tăng khả năng rối loạn nội tiết trầm trọng hơn, tăng nguy cơ ung thư...

{keywords}

Lepidium Meyenii (có trong Sâm ANGELA) duy trì tốt hoạt động hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng, từ đó giúp phụ nữ vượt qua chứng trầm cảm tuổi trung niên

Xu thế mới của các nước tiên tiến hiện nay là sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên giúp cơ thể tự sản sinh và cân chỉnh các hormone từ gốc nhằm phòng ngừa và kiểm soát tình trạng trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh.

Sau nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ và Úc chứng minh thảo dược Lepidium Meyenii sinh trưởng trên núi Andes (Nam Mỹ) chứa nhiều sterol quý có khả năng chuyên biệt giúp hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng hoạt động tốt trở lại, cân chỉnh bộ hormone nữ đáp ứng đúng - đủ nhu cầu của cơ thể. Nồng độ các hormone hài hòa trở lại sẽ cải thiện sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ, hạn chế những suy giảm thể chất và cân bằng tâm trạng, giúp phụ nữ tuổi vượt qua chứng trầm cảm tuổi giao mùa.

Nghiên cứu chỉ ra, Lepidium Meyenii còn tác động tích cực đến những thụ thể tiếp nhận các hormone nữ, đặc biệt là progesterone, ở vùng viền não (limbic area) - trung tâm của cảm xúc và là "khu vực của cơn giận dữ và bạo lực". Qua đó “trấn an” khu vực này, giảm bớt các rối loạn lo lắng, căng thẳng.

Các kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, sau từ 4-8 tuần sử dụng Leypidium Meyenii, phụ nữ có tinh thần phấn chấn, ngủ ngon hơn và sức khoẻ tổng thể cũng được cải thiện tốt hơn.

TS-BS Huỳnh Thị Thu Thủy

(Nguyên Phó Giám đốc BV Từ Dũ)