- Từ đầu đến cuối chương trình, chỉ có mình ca sĩ Hồng Nhung nhắc đến tên tuổi nhạc sĩ họ Trịnh.
Trong buổi họp báo giới thiệu chương trình Bob Dylan in Vietnam, ban tổ chức đã không ít lần nhắc đi nhắc lại lời ví von của nữ nhạc sĩ Joan Baez rằng "Trịnh Công Sơn chính là Bob Dylan của Việt Nam". Cũng tại buổi họp báo này, hình ảnh của cố nhạc sĩ họ Trịnh còn được đặt ngang hàng với Bob Dylan trên banner của chương trình.
Vẫn biết, huyền thoại âm nhạc người Mỹ mới là nhân vật chính của đêm nhạc, thế nhưng cái cách mà BTC nói về Trịnh Công Sơn lúc đó đã khiến nhiều người nghĩ rằng phần mở màn bằng nhạc Trịnh cũng quan trọng không kém.
Tuy nhiên, sự thật lại không được như vậy. Có đến với chương trình mới thấy nhạc Trịnh và cả những ca sĩ Việt Nam đã biểu diễn ngày 10/4 đều lạc lõng quá thể.
Các ca sĩ Việt cùng thể hiện ca khúc Nối vòng tay lớn.
Không giống cái banner được treo trang trọng bữa nọ, hình ảnh "Bob Dylan Việt Nam" thậm chí còn không tồn tại trong khuôn viên trường Đại học RMIT, nơi diễn ra chương trình.
Cũng khác hẳn so với những hứa hẹn ban đầu, chỉ có vẻn vẹn 10 ca khúc của Trịnh Công Sơn được trình bày một cách vội vàng trong vòng chưa đầy một tiếng. Và danh sách giọng ca tham gia cũng có sự thay đổi khi thiếu hẳn những cái tên lớn như: Mỹ Linh, Thanh Lam...
Không những vậy, các ca sĩ Việt chỉ được trình diễn trên 1/2 sân khấu. Nửa còn lại được ngăn cách bởi một tấm rèm mỏng. Trên tấm màn ấy cũng chẳng hề có một dòng tưởng niệm nhạc sĩ họ Trịnh.
Đáng tiếc hơn cả khi những màn thể hiện tuyệt vời của các giọng ca Việt lại được đón nhận một cách hời hợt. Họ hát say mê khi mà ở dưới vẫn có những người đang kêu gào gọi tên Bob Dylan và lui vào hậu trường trong tiếng vỗ tay lẹt đẹt.
Cũng chẳng thể đòi hỏi hơn được gì nhiều khi mà phần đông khán giả là người nước ngoài. Có lẽ, nhiều người trong số họ không biết Trịnh Công Sơn là ai, thậm chí, họ còn chẳng hiểu phần trình diễn của những ca sĩ Việt Nam mang mục đích gì.
Sau khi phần mở màn, mà theo cách gọi của Ban tổ chức là để tưởng niệm Trịnh Công Sơn, kết thúc, tấm màn mỏng mới được kéo lên để lộ ra dàn nhạc cụ đã được ê kíp của Bob Dylan chuẩn bị sẵn. Các nhạc công Việt nhanh chóng thu dọn đồ nghề khỏi sân khấu để nhường lại cho nhân vật chính
Nhẩm ra, từ đầu đến cuối chương trình, chỉ có mình ca sĩ Hồng Nhung nhắc đến tên tuổi cố nhạc sĩ họ Trịnh khi cô giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của ca khúc Thuở Bống là người.
Nhân vật chính của chương trình, huyền thoại Bob Dylan.
Dù đã xấp xỉ 70 nhưng ông vẫn hát rất khỏe trong suốt cả chương trình
Bob Dylan mong muốn đến Việt Nam từ lâu.
Cẩm Vân đầy cảm xúc với những tình khúc Trịnh Công Sơn
Hồng Nhung và Trần Mạnh Tuấn phiêu hết mình trên sân khấu
Quang Dũng vẫn nồng nàn như mọi khi.
Đức Tuấn tròn trịa với nhạc Trịnh
Sự xuất hiện bất ngờ của Uyên Linh.
Phút ngẫu hứng của Trần Mạnh Tuấn
Linh Phạm
Trong buổi họp báo giới thiệu chương trình Bob Dylan in Vietnam, ban tổ chức đã không ít lần nhắc đi nhắc lại lời ví von của nữ nhạc sĩ Joan Baez rằng "Trịnh Công Sơn chính là Bob Dylan của Việt Nam". Cũng tại buổi họp báo này, hình ảnh của cố nhạc sĩ họ Trịnh còn được đặt ngang hàng với Bob Dylan trên banner của chương trình.
Vẫn biết, huyền thoại âm nhạc người Mỹ mới là nhân vật chính của đêm nhạc, thế nhưng cái cách mà BTC nói về Trịnh Công Sơn lúc đó đã khiến nhiều người nghĩ rằng phần mở màn bằng nhạc Trịnh cũng quan trọng không kém.
Tuy nhiên, sự thật lại không được như vậy. Có đến với chương trình mới thấy nhạc Trịnh và cả những ca sĩ Việt Nam đã biểu diễn ngày 10/4 đều lạc lõng quá thể.
Các ca sĩ Việt cùng thể hiện ca khúc Nối vòng tay lớn.
Không giống cái banner được treo trang trọng bữa nọ, hình ảnh "Bob Dylan Việt Nam" thậm chí còn không tồn tại trong khuôn viên trường Đại học RMIT, nơi diễn ra chương trình.
Cũng khác hẳn so với những hứa hẹn ban đầu, chỉ có vẻn vẹn 10 ca khúc của Trịnh Công Sơn được trình bày một cách vội vàng trong vòng chưa đầy một tiếng. Và danh sách giọng ca tham gia cũng có sự thay đổi khi thiếu hẳn những cái tên lớn như: Mỹ Linh, Thanh Lam...
Không những vậy, các ca sĩ Việt chỉ được trình diễn trên 1/2 sân khấu. Nửa còn lại được ngăn cách bởi một tấm rèm mỏng. Trên tấm màn ấy cũng chẳng hề có một dòng tưởng niệm nhạc sĩ họ Trịnh.
Đáng tiếc hơn cả khi những màn thể hiện tuyệt vời của các giọng ca Việt lại được đón nhận một cách hời hợt. Họ hát say mê khi mà ở dưới vẫn có những người đang kêu gào gọi tên Bob Dylan và lui vào hậu trường trong tiếng vỗ tay lẹt đẹt.
Cũng chẳng thể đòi hỏi hơn được gì nhiều khi mà phần đông khán giả là người nước ngoài. Có lẽ, nhiều người trong số họ không biết Trịnh Công Sơn là ai, thậm chí, họ còn chẳng hiểu phần trình diễn của những ca sĩ Việt Nam mang mục đích gì.
Sau khi phần mở màn, mà theo cách gọi của Ban tổ chức là để tưởng niệm Trịnh Công Sơn, kết thúc, tấm màn mỏng mới được kéo lên để lộ ra dàn nhạc cụ đã được ê kíp của Bob Dylan chuẩn bị sẵn. Các nhạc công Việt nhanh chóng thu dọn đồ nghề khỏi sân khấu để nhường lại cho nhân vật chính
Nhẩm ra, từ đầu đến cuối chương trình, chỉ có mình ca sĩ Hồng Nhung nhắc đến tên tuổi cố nhạc sĩ họ Trịnh khi cô giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của ca khúc Thuở Bống là người.
Nhân vật chính của chương trình, huyền thoại Bob Dylan.
Dù đã xấp xỉ 70 nhưng ông vẫn hát rất khỏe trong suốt cả chương trình
Bob Dylan mong muốn đến Việt Nam từ lâu.
Cẩm Vân đầy cảm xúc với những tình khúc Trịnh Công Sơn
Hồng Nhung và Trần Mạnh Tuấn phiêu hết mình trên sân khấu
Quang Dũng vẫn nồng nàn như mọi khi.
Đức Tuấn tròn trịa với nhạc Trịnh
Sự xuất hiện bất ngờ của Uyên Linh.
Phút ngẫu hứng của Trần Mạnh Tuấn
Linh Phạm