Hình ảnh đại gia Đức An - chồng Phan Như Thảo vào bếp đã ngay lập tức "xoay chuyển" dư luận sau những lời tố cáo cay nghiệt từ siêu mẫu Ngọc Thúy - vợ cũ của đại gia này.

{keywords}

Bức ảnh chồng đại gia vào bếp được Phan Như Thảo chia sẻ.

Đáp trả lại mọi bàn tán quanh lễ đính hôn, mới đây, người mẫu Phan Như Thảo đã liên tục chia sẻ hình ảnh chồng đại gia vào bếp nấu cơm, rửa bát như gián tiếp chứng minh mình đang hạnh phúc, không vì số tài sản kếch xù của chồng mà "cố đấm ăn xôi"...

Hình ảnh người đàn ông là đại gia nổi tiếng khôn ngoan, trải nghiệm "thân chinh" vào bếp để vợ trẻ chỉ việc "vẩy chân chờ" ngay lập tức châm ngòi cho những màn "khẩu chiến", "bút chiến" khắp mạng xã hội, các diễn đàn.

Đa phần chị em phụ nữ đều "phát sốt" vì ngưỡng mộ. Thậm chí, hình ảnh ấy như đủ sức làm lu mờ cả những thị phi mà người đàn ông này từng dính líu: 3 đời vợ, tranh chấp tài sản với vợ cũ, bị tố vô trách nhiệm với con...

Trong "cơn sốt" nhất thời, bất cứ bình luận nào nhắc nhở Phan Như Thảo rằng chỉ qua một vài bữa ăn thì khó nói lên điều gì to tát, nhất là khi cuộc hôn nhân giữa hai người mới chớm bắt đầu... sẽ bị đám đông vùi dập, "ném đá" không thương tiếc.

Những bình luận ca ngợi sự chăm lo, chiều chuộng vợ sắp cưới của doanh nhân Đức An áp đảo hẳn các ý kiến tỏ ra "ghen ăn tức ở", "lo bò trắng răng"...

Đã có điều tra xã hội học chỉ ra rằng, hầu hết phụ nữ, kể cả có chồng lẫn chưa chồng đều công nhận đàn ông quyến rũ nhất là khi vào bếp.

{keywords}
Phan Như Thảo và chồng đại gia

 

Lại cũng có thống kê, so với đàn ông phương Tây, đàn ông Việt rất chịu khó "nhường" trách nhiệm này cho phụ nữ.

Ấy thế là một bữa cơm dù các món sơ sài, dù chỉ là úp gói mỳ, trứng luộc... dưới đôi tay một người đàn ông bỗng trở thành chuyện lạ, thành tấm gương làm lóa mắt nhiều phụ nữ, họ sẵn sàng trưng ra so sánh, ràng buộc người đàn ông bên cạnh mình học tập, kiểu như: Người ta giàu sang thế mà vẫn lăn vào bếp kìa!

Thời phong kiến, phụ nữ Việt từng coi đàn ông ngồi bếp là một... nỗi nhục: "Chồng người đánh Bắc dẹp Đông/ Chồng em ngồi bếp giương cung bắn gà".

Chuyện ngồi bếp ám chỉ người đàn ông không có sự nghiệp, ru rú xó nhà chứ không phải người nấu cho vợ những bữa ăn ngon. Thực tế chứng minh, đời sống hiện đại vẫn còn vô số đàn ông đang "ngồi bếp" chứ không phải "vào bếp".

Thế nên, chuyện Phan Như Thảo hào hứng "khoe" mình chỉ việc "vẩy chân chờ" chồng đại gia vào bếp nấu ăn, rửa bát rất đáng được chia sẻ. Và cũng cần chúc mừng đại gia này vì cách thể hiện của anh ta đã được đối phương đón nhận đầy cảm xúc.

Cái "vẩy chân chờ" từ cô vợ trẻ trở thành biểu cảm đáng nghĩ. Nó vừa thể hiện sự hồn nhiên, hào hứng xen lẫn tự hào, bất chấp mọi thứ xung quanh - phản ứng mà hẳn anh ta khó lòng nhận được khi chinh phục những người phụ nữ sắc sảo, từng trải.

Người đàn ông sớm tự lập, quăng quật thương trường, tình trường bao phen như đại gia Đức An, nhiều chuyện khó nữa còn làm được huống hồ vào bếp nấu cơm chiều lòng vợ trẻ.

Chẳng biết với những người vợ trước, đại gia này có bao giờ bày tỏ sự quan tâm theo cách này không nhưng cử chỉ ấy, dù xuất phát thật lòng hay toan tính, ngẫu hứng hay thẳm sâu... vẫn có thể xếp vào giới hạn hạnh phúc bởi nó mang đến niềm vui cho người vợ trẻ, nó khiến bao phụ nữ xung quanh cô phải sững sờ.

Trong hôn nhân, nghịch lý vẫn luôn tồn tại. Thông thường, phụ nữ có chồng làm công chức, lao động bình thường, nếu để chọn giữa việc anh ta vào bếp nấu cơm, rửa bát hay cưỡi xe sang lượn tối ngày nhưng sẵn sàng vung tay tặng vợ hàng hiệu... đa phần chọn phương án hai.

Ngược lại, phụ nữ sống trong nhung lụa, có chồng giàu sang thì ước những điều giản dị. Phan Như Thảo có quyền đón nhận tất cả, chẳng việc gì phải băn khoăn chuyện "thức lâu mới biết đêm dài".

Với những người phụ nữ đang phát cuồng vì hình ảnh chồng đại gia của Phan Như Thảo vào bếp, họ đều có quyền giữ cho mình một niềm tin về người đàn ông trải qua nhiều sóng gió nay tìm được bến đỗ bình yên, về sự chân thật trong tình yêu của người đàn ông từng nếm trải hoặc gieo rắc nhiều trái đắng với bao người phụ nữ...

Điều chạnh lòng hơn cả chính là câu hỏi tại sao phụ nữ ở ta dễ xúc động đến thế. Phải chăng, khi trở về những căn bếp nhỏ, họ thường đối diện cô đơn?

Theo Báo Gia đình & Xã hội