Wagashi không chỉ đơn giản là một chiếc bánh, mà nó còn là nghệ thuật, là ẩn ý của người tạo ra nó.

Wagashi là kiệt tác của bánh ngọt Nhật Bản. “Wa” nghĩa là Nhật Bản còn “gashi” - điệp âm của “kashi” mang ý nghĩa bánh ngọt. Wagashi đã từ lâu được ví như một nét tinh hoa nghệ thuật và quyến rũ của nền ẩm thực xứ Phù Tang. Không chỉ dừng lại ở đó, Wagashi còn nàng thơ yêu kiều của văn hóa Nhật. 

{keywords}

Wagashi thể hiện đầy đủ tư duy ẩm thực, trực quan mỹ học cũng như quan niệm triết lý của người dân xứ anh đào. Mỗi chiếc Wagashi như một tiểu vũ trụ thu nhỏ, cân bằng và hài hòa tuyệt đối. Wagashi được dùng với các lễ trà trong năm, tùy mùa mà loại wagahi cũng khác biệt. Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản không thể trọn vẹn nếu thiếu Wagashi.

Độc giả Việt Nam có thể biết đến Mochi – một loại Wagashi - chứ chưa thực sự hiểu biết về Wagashi như những đại diện ẩm thực Nhật Bản khác như mỳ udon hay shushi. 

Đọc “Những mùa Wagashi”, độc giả như nhập thân vào hành trình bánh Nhật. Từ những giới thiệu căn bản như: Sơ lược về Wagashi, Làm quen với Wagashi, Dụng cụ và thao tác căn bản… đến chương mở đầu “Các loại mứt đậu dùng trong Wagashi”, chương 2 ”Một số loại bánh truyền thống phổ biến:, chương 3 “Lễ trà trong năm” , đó chính xác là một cuốn du hành vào tinh hoa làm bánh Nhật Bản. Khi những trang sách cuối được gấp lại cũng là lúc Phương Nguyễn đã kéo Wagashi về gần hơn với độc giả Việt. Nhưng không cần đợi đến khi đọc xong những trang cuối, độc giả đã nóng lòng vào bếp và làm một mẻ Wagahsi. “Những mùa Wagashi” là cuốn sách dành cho người làm bếp cũng là cuốn sách dành cho người yêu văn hóa Nhật.

Khi được hỏi về lý do ra mắt cuốn sách, tác giả chia sẻ chia sẻ: “Đơn giản vì tôi muốn để tất cả mọi người cùng hiểu và có cái nhìn mới hoàn thiện hơn về ẩm thực bánh ngọt của Nhật Bản. Người ta từng nói đến Nhật Bản mà không thưởng thức bánh là một sự phí hoài, mà để thưởng thức được hết cái ngon, cái đẹp thì phải có những hiểu biết. Hi vọng mọi người đọc xong và sẽ có một cái nhìn khác về bánh ngọt Nhật Bản, hiểu được tại sao người Nhật cầu toàn cho từng chiếc bánh đến như vậy”.

T.Lê