Ngày 7/9/2017, đạo diễn Việt Tú đã vinh dự được mời nói chuyện trước đông đảo sinh viên Học viện ngoại giao Việt Nam, những nhà ngoại giao của đất nước trong tương lai về văn hoá và hành trình thực hiện những dự án văn hoá dân tộc

Chia sẻ tầm quan trọng của văn hoá dân tộc

Tại đây, anh chia sẻ tầm quan trọng của văn hoá dân tộc với mỗi quốc gia, cũng như tầm nhìn của mình trong hành trình quảng bá nghệ thuật dân tộc thông qua các tác phẩm nổi bật trong những năm gần đây như “Tứ Phủ”. Đây là vở diễn đã góp phần trong việc đưa nghi lễ thờ mẫu của người Việt trở thành di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Hay vở diễn thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam “Ngày xưa” đã đưa ra một khái niệm mới về cách quảng bá văn hoá, cảnh sắc dân tộc đến du khách toàn cầu.

{keywords}

Đạo diễn Việt Tú tại buổi nói chuyện

Trong những năm gần đây, có thể nói sự chuyển hướng trong sáng tạo của Việt Tú từ những sự kiện thương mại lớn sang những tác phẩm nghệ thuật dân tộc đã gây ấn tượng mạnh với đông đảo giới chuyên môn và khán giả, thể hiện sự tiên phong trong các giai đoạn sáng tạo của anh.

{keywords}

Ảnh Việt Tú và bà con nông dân khi ra mắt thành công vở diễn thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam “Ngày xưa” hay còn gọi là Thủa ấy xứ Đoài

Từ một đạo diễn rất thành công với các sự kiện đương đại mang tính đột phá sáng tạo sang một lĩnh vực hoàn toàn mới là nghệ thuật dân tộc, Việt Tú đã chứng tỏ không có bất kỳ điều gì có thể giới hạn những sáng tạo của mình.

{keywords}

Ảnh vở diễn Tứ Phủ

Trong suốt buổi trò chuyện kéo dài hơn một tiếng đồng hồ, đạo diễn Việt Tú đã chia sẻ về nguồn gốc, xuất xứ của gia đình có truyền thống ba đời làm nghệ thuật dân tộc của mình đã truyền cảm hứng cho những sáng tạo của anh trong cuộc sống cũng như các tác phẩm mà anh định nghĩa là đã “mở ra cánh cổng cho chính bản thân và khán giả tìm về ký ức, cuội nguồn của dân tộc”.

{keywords}

Ảnh vở diễn Ngày xưa

Đạo diễn cũng đã chia sẻ những trải nghiệm của mình từ khi còn thơ bé được theo mẹ và các cô chú trong đoàn rối nước Thăng Long, Hà Nội đến những khắp vùng quê cổ tích của đồng bằng Bắc Bộ, cho đến cuộc gặp mà anh cho rằng vô cùng quan trọng của mình với nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới Tan Dun (người đã cộng tác vô cùng thành công với Trương Nghệ Mưu) tại New York đã tạo ra cảm hứng để anh chuẩn bị cho sự chuyển hướng từ các sự kiện thương mại sang dàn dựng các tác phẩm nghệ thuật dân tộc nhiều năm trước đây.

Ước mơ mang văn hoá Việt Nam đến thế giới

Đạo diễn còn chia sẻ trong thời gian học tập về sân khấu và nghệ thuật đương đại tại New York, mỗi lần có các sự kiện của các dân tộc khác diễn ra tại trung tâm của văn hoá thế giới, anh đã luôn ước mơ một ngày nào đó cũng được thực hiện các sự kiện văn hoá tương tự cho Việt Nam tại khắp nơi trên thế giới.

Anh cho rằng những trải nghiệm trong những lần được mang tác phẩm “Tứ Phủ” đến giao lưu tại các miền đất như Hội chợ du lịch thế giới London, hay sự kiện khai trương của một trong những nhà mạng lớn nhất Việt Nam tại Tanzania xa xôi có sự hiện diện của Tổng thống và thủ tướng quốc gia đó, qua đó anh càng nhận ra rằng muốn bước được đường hoàng bước ra thế giới chỉ có thể là ngôn ngữ của văn hoá dân tộc.

Anh cũng xúc động nhớ lại thời điểm oà vỡ trong hạnh phúc khi nhận được điện thoại của Đại sứ Phạm Sanh Châu gọi về từ Etiophia xa xôi thông báo: Nghi lễ thờ Mẫu của người Việt (chất liệu để dựng lên vở diễn Tứ Phủ) đã trở thành di sản văn hoá phi vật thể của Nhân loại UNESCO.

{keywords}

Thuý Ngà