- Lễ hội chọi trâu tại Đồ Sơn, Hải Phòng vẫn được tổ chức nhưng sẽ thu hẹp quy mô lại cho phù hợp.


Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của quốc gia. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều hiện tượng lễ hội được phục hồi khác trong thời gian vừa qua, việc tổ chức, quản lý lễ hội chọi trâu Đồ Sơn gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

Sự việc diễn ra gần đây nhất trong vòng loại chọi trâu làm một người tử vong khiến dư luận hoang mang và có những ý kiến trái chiều dừng hay tiếp tục lễ hội này đã được đưa ra tại buổi toạ đàm khoa học “Giải phải nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng” sáng 7/9 tại Hà Nội.

Rất nhiều nhà nghiên cứu văn hoá đã đưa ra những ý kiến của mình nhưng tựu chung, họ vẫn muốn giữ Lễ hội chọi trâu.

Theo GS Tô Ngọc Thanh, lễ hội chọi trâu nằm sâu trong tiềm thức con người vì thế không lý do gì để cấm đoán. “Tôi ủng hộ tiếp tục lễ hội chọi trâu, không những cho thế hệ này mà còn thế hện mai sau. Vấn đề bàn tay quản lý của chính quyền cần mạnh mẽ và sát sao hơn nữa. Không để cho lễ hội chọi trâu bị biến tướng thành thương mại hóa lễ hội. Tôi cũng nghe nhiều chuyện bên lề về những vấn đề này”, GS Tô Ngọc Thanh nói.

“Điều gì cũng bắt nguồn từ dân, từ cộng đồng, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn có tồn tại hay không do cộng đồng người dân Đồ Sơn quyết định. Chúng ta nên ủng hộ tiếp tục lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ tiếp tục lễ hội này”, Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - Phó chủ tịch Hội văn học, văn nghệ dân gian Việt Nam nói.

Điều gì cũng bắt nguồn từ dân, từ cộng đồng, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn có tồn tại hay không do cộng đồng người dân Đồ Sơn quyết định chứ Bộ VTTT&DL hay các nhà khoa học muốn cấm hay không cấm mà cộng đồng không muốn thì cũng không được. Văn hoá làng xã hãy để cộng đồng tự quyết. Tôi hoàn toàn ủng hộ tiếp tục lễ hội này”, Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - Phó chủ tịch Hội văn học, văn nghệ dân gian Việt Nam nói.

Ngoài ra, ông Sơn cũng cho biết, Đồ Sơn cần tận dụng và biến lễ hội chọi trâu trở thành sản phẩm du lịch, tạo thương hiệu cho lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.

{keywords}

GS.TS Vũ Minh Giang - Phó Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa cũng lên tiếng không đồng tình với nhận định cho rằng chọi trâu lễ hội phản cảm, man rợ, kích động bạo lực… “Ai nói xem chọi trâu là kích động bạo lực là nhầm. Đấy chính là cách giải tỏa xung đột!”, ông Giang nói.

Theo ông Vũ Minh Giang không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới người ta tạo ra các cuộc đấu để cho xem để giải tỏa và các cuộc thi đấu tại Olympic cũng mang ý nghĩa như vậy.

“Tôi đã từng sang nước Nhật và thất kinh bởi được chứng kiến một khu vực rộng có cảnh sát đứng canh ngoài hàng rào, phía trong đó có những người đang đập phá, đánh nhau vỡ đầu. Tôi hỏi có chuyện gì họ trả lời những người trong đám hỗn loạn phải mua vé vào đánh nhau. Nhật Bản tổ chức cho đánh nhau, cho đập phá để giải tỏa… đó là tự nguyện" - ông Giang nói.

Cũng theo nhà văn hóa này dù Bộ VHTT&DL có muốn hay không muốn, hội đồng di sản có ra quyết định nọ kia thì lễ hội chọi trâu vẫn là di sản văn hóa. 

Kết thúc tọa đàm, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy đưa ra một số đề nghị cụ thể và nên thu hẹp quy mô tổ chức lễ hội này. Thứ trưởng đề nghị địa phương phải có phương án tình thế đảm bảo an toàn, ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực, gian lận thương mại như chặt chém, nâng khống giá của trâu, các hiện tượng cờ bạc trá hình, giao dịch, thỏa thuận “ngầm”… trong trận chung kết dự kiến sẽ diễn ra ngày 9/8 âm lịch sắp tới. 

Đặc biệt, đơn vị tổ chức cũng cần có các phương án an toàn, chuẩn bị các công cụ hỗ trợ như súng gây mê, dụng cụ chuyên dụng… để đối phó với các tình huống xấu có thể xảy ra trong lễ hội này.

Ông Hoàng Xuân Minh, Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn hứa ban tổ chức sẽ bổ sung các nội dung về tiêu chí các chủ trâu tham gia lễ hội. Việc lựa chọn, huấn luyện và chăm sóc trâu trong đó đặc biệt là việc sử dụng chất kích thích. Việc chủ trâu tham gia lễ hội sẽ phải được lựa chọn thông qua ý kiến bầu của đại biểu cộng đồng dân cư.

Tình Lê