Đóng góp vào thành công của hòa nhạc Điều còn mãi từ chương trình đầu tiên có công sức không nhỏ của Dàn hợp xướng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.

 

 

{keywords}

Các nghệ sĩ của Dàn nhạc giao hưởng quốc gia, Dàn hợp xướng ĐHSPNT TW trong chương trình Điều còn mãi 2015.

VietNamNet có cuộc trò chuyện với GS Phạm Lê Hòa, Hiệu trưởng ĐHSPNT TW trước thềm hòa nhạc Điều còn mãi năm nay.

- Thưa ông, Dàn hợp xướng trường ta tham gia gắn bó với “Điều còn mãi” của VietNamNet ngay từ buổi đầu phải không?

Năm 2006 dàn hợp xướng của trường tôi được thành lập, các giảng viên và học sinh thanh nhạc tham gia rất nhiệt tình. Đây là nơi sinh viên “học và hành” trau dồi thêm kiến thức. Đoàn hợp xướng trường ĐHSP Nghệ thuật TW luôn tham gia các liên hoan Quốc Tế về hợp xướng, và thành tích đáng khích lệ

Dàn hợp xướng trường tôi được mời tham gia Hòa nhạc “Điều còn mãi” từ lần đầu tiên 2009 liên tục cho đến nay. Được tham gia chương trình âm nhạc chọn lọc vào thời khắc lịch sử 14h ngày 2/9 vừa có ý nghĩa về chính trị vừa có tác dụng tố về chuyên môn, cũng là thể hiện đẳng cấp của dàn Hợp xướng của nhà trường.

 

{keywords}
Dàn hợp xướng Đại học sư phạm nghệ thuật Trung ương

 

Thưa GS TSKH, Nhà giáo Ưu tú Phạm Lê Hòa, trường ta vốn là Trường Trung cấp Sư phạm Thể dục (thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo)?

Năm ngoái (2015) trường tổ chức kỷ niệm 45 năm thành lập Sư phạm Thể dục - Nhạc Hoạ Trung ương. Ngày 26/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định về việc thành lập trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Hoạ Trung ương và chính thức lấy ngày 26/5 là ngày thành lập trường. Tiếp nối truyền thống hơn 45 năm xây dựng - phát triển, Trường ĐHSPNT TW đang tích cực chuyển mình, từng bước hoàn thiện về mọi mặt và phấn đấu trở thành một trường đại học hàng đầu trong cả nước về giảng dạy, nghiên cứu khoa học các chuyên ngành nghệ thuật.

- Trong tạp chí “Giáo dục nghệ thuật” có bài "Hành trình 10” nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Từ trường Cao đẳng lên Đại học ông có nhấn mạnh về “sứ mệnh tiên phong”?

Tôi về trường nhận nhiệm vụ Hiệu trường đúng vào dịp trường nhận Quyết định của Thủ tướng chính phủ “Thành lập trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Họa Trung ương", anh em trong BGH và CB CNV nhà trường nhận thức được sự quan tâm, đánh giá của Đảng và Nhà nước đối với vai trò của giáo dục nghệ thuật trong sự nghiệp trồng người ở nước ta. Điều đó cũng có nghĩa tập thể cán bộ, giảng viên Trường không chỉ đứng trước một vinh dự lớn lao mà còn phải luôn ý thức được trách nhiệm của một tập thể đi đầu trong lĩnh vực giáo dục nghệ thuật của đất nước.

- Từ một trường đào tạo Giáo viên Thể dục nay là trường Đại học đào tạo giáo viên về Âm nhạc và Mỹ thuật ông tâm đắc điều gì?

Tôi luôn suy nghĩ về câu nói của một đồng chí lãnh đạo cao cấp của nhà nước đã từng nói "thầy phải ra thầy, trò phải ra trò". Vấn đề cốt lõi đối với một nhà trường đại học là thầy có giỏi thì mới có học trò giỏi. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ là điều được nhà trường đặc biệt quan tâm. Năm 2006 khi vừa thành lập, toàn trường chưa có một tiến sĩ nào, số lượng cán bộ giảng viên có trình độ thạc sĩ cũng còn rất hạn chế. Trước tình hình đó, Đảng ủy, BGH đã ủng hộ, khuyến khích anh chị em trong việc học tập, nâng cao trình độ.

- Vậy là có một “Nhà trường đi học”?

Đúng vậy! 10 năm vừa qua là những ngày “toàn trường đi học” - từ các đồng chí trong Ban giám hiệu tới giảng viên và viên chức khối phòng, ban. Cho tới nay, Trường có 9 Giáo sư, Phó Giáo sư; 4 Nhà giáo ưu tú, 4 nghệ sĩ ưu tú. Về trình độ, Trường hiện có gần 30 tiến sĩ, hàng chục người đang là nghiên cứu sinh tại các trường đại học, học viện uy tín trong và ngoài nước

Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là một thái độ, tinh thần ham học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của toàn thể cán bộ - giảng viên nhà trường. Chính điều này tạo cho trường có một vị trí uy tín cao trong số các trường có đào tạo giáo viên nghệ thuật của Việt Nam. Có thể nói, trong rất nhiều những thành tựu đã đạt được, đội ngũ cán bộ, giảng viên chính là niềm tự hào lớn lao của Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương. Nhà trường tự hào vì có những giảng viên yêu nghề, giỏi về chuyên môn, ngày một khẳng định được tầm vóc xứng đáng với danh hiệu cao quý giảng viên đại học.

- Được biết có nhiều giảng viên trường ta là hội viên của hội Nhạc sĩ Việt nam, hội Nhạc sĩ Hà Nội và hội Mỹ thuật Việt Nam?

Tôi nghĩ các hội NSVN, Hội AN HN và hội Mỹ thuật là những hội nghề nghiệp. Tôi rất ủng hộ động viên các Giảng viên, CB nhà trường tham gia vào hội để có thể học hỏi, trao đổi nghề nghiệp nâng cao kiến thức và tình yêu nghề của mình. Đến thời điểm này nhà trường có 30 hội viên hội Nhạc Sĩ Việt Nam, 27 hội viện hội Âm nhạc Hà Nội và 20 cán bộ, giảng viên là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.

 

{keywords}

GS Phạm Lê Hòa (thứ 2 từ phải qua).

Liên hoan Hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ II có sự góp mặt của hơn 600 nghệ sĩ thuộc 17 đoàn hợp xướng trong nước và quốc tế. Riêng ở ba nội dung thi: Hợp xướng nam hạng C4 độ khó I, Hợp xướng nữ hạng A3 mức độ khó I và Hợp xướng hỗn hợp hạng A1 mức độ khó I, đoàn hợp xướng trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã xuất sắc giành huy chương vàng ở tất cả các mục đã đăng ký tham gia.

- Xin cảm ơn ông đã dành cho buổi trò chuyện này!

 

Nằm trong khuôn khổ chương trình Điều còn mãi 2016, các tác phẩm sẽ được trình diễn gồm: Chào mừng (Trọng Bằng): Cảm xúc Tháng Mười (tác giả Nguyễn Thành & Tạ Hữu Yên; biểu diễn: NSƯT Hồng Vy), Bốn bức tranh (Tác giả Đặng Hữu Phúc; biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Tình ca Tây Bắc (tác giả Bùi Đức Hạnh; biểu diễn: Lê Anh Dũng, Thành Lê).

Bạch Đằng Giang (tác giả Trần Mạnh Hùng; biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Chào sông Mã anh hùng (tác giả Xuân Giao; biểu diễn: Lê Anh Dũng); Quảng Bình quê ta ơi (tác giả Hoàng Vân; biểu diễn: Thành Lê); Tình yêu của Biển (tác giả Phú Quang; biểu diễn: Solo Flute NSƯT Diệu Hồng & Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam).

Chương trình hòa nhạc quốc gia Điều còn mãi 2016 do Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, báo điện tử VietNamNet, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức với sự tham gia tài trợ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Tập đoàn VINGROUP, Công ty CP Đầu tư & Phát triển BĐS An Gia, Tổng công ty Bia rượu NGK Sài Gòn (Sabeco), Công ty Yến Sào Khánh Hòa và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội.

"Điều còn mãi" 2016 diễn ra vào 14 giờ, ngày Quốc khánh 2/9, tại Nhà hát lớn Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV3 và tiếp sóng trên VietNamNet.

{keywords}

Phú Cương