Những giả thiết được đưa ra về cái chết của "vua kungfu" Lý Tiểu Long được hé lộ bằng những chứng cứ đanh thép.
Ngày 20/7/1973, bậc thầy võ thuật đối kháng huyền thoại, ngôi sao Hollywood Lý Tiểu Long qua đời. Báo chí phong tặng ông là người Trung Quốc nổi tiếng nhất hành tinh. Chỉ trong vài năm, ông đã làm chấn động mọi nền tảng của Hollywood và tạo nên một thể loại phim điện ảnh hoàn toàn mới. Những bộ phim với sự tham gia của ông hoàn toàn không giống với những gì có trước đó. Thế nhưng, ông đột ngột qua đời khi đang ở trên đỉnh vinh quang. Đã hơn 30 năm trôi qua nhưng câu chuyện về huyền thoại này vẫn còn nóng hổi.
Ông vua tuyệt kỹ kungfu qua đời khiến nhiều người bàng hoàng. |
Báo chí Hong Kong luôn dành những vị trí quan trọng để đăng tải về cái chết Lý Tiểu Long. |
Lý Tiểu Long qua đời, tin tức này lan đi trên các báo trung ương của Hong Kong ngày 21/7/1973. Nhiều độc giả cho rằng, đó chỉ là cách nói đùa của các nhà báo, là cách truyền thông đề cập đến các bộ phim mới của ông. Sau đó sự ngạc nhiên ban đầu chuyển thành sự đau đớn và tiếc thương khi tin về đám tang của ngôi sao này được phát đi trên truyền hình. Những tờ tin về việc bậc thầy kungfu, diễn viên, nhà sản xuất phim Hollywood Lý Tiểu Long qua đời ở tuổi 32 nhanh chóng được bán hết.
Sang ngày hôm sau, cái chết bí ẩn của ông lập tức trở thành điểm nóng gây tò mò, tranh cãi. Người ta không tin rằng Lý Tiểu Long chết vì chứng phù não như kết luận pháp y. Những diễn biến tiếp theo của sự kiện chỉ khẳng định sự hoài nghi của dư luận. Trình tự mọi việc như sau:
Buổi chiều ngày 20/7/1973, Lý Tiểu Long cảm thấy đau đầu. Như bất kỳ ai trong tình huống này, ông uống hết một liều thuốc giảm đau và nằm xuống giường nghỉ ngơi. Tuy nhiên, thay vì chìm vào giấc ngủ, ông lại rơi vào trạng thái hôn mê, khó thở và mạch yếu.
Lý Tiểu Long được đưa đến bệnh viện Queen’s Elizabeth nằm khá xa quận Kowloon Tong (Cửu Long) nơi ông sinh sống. Tại đó các bác sĩ làm mọi biện pháp để cứu chữa cho bệnh nhân nổi tiếng.
Không ai quanh thi hài Lý Tiểu Long có thể trả lời vì sao ông lại được đưa tới bệnh viện Elizabeth. |
Sang ngày hôm sau, không ai trong số những người ở cạnh thi hài Lý Tiểu Long có thể trả lời một cách rành rọt cho câu hỏi: “Tại sao Lý Tiểu Long lại được đưa tới bệnh viện này chứ không phải bệnh viện lân cận?”. Nơi đây chỉ gần như một nhà thương. Tình trạng ông ngày một xấu đi, nhưng các bác sĩ cố gắng để cứu ngôi sao kungfu sống lại. Suốt mấy tiếng người ta cố gắng hết sức giúp ông thoát khỏi tình trạng hôn mê, cho thở oxi, mát xa tim. Đến 23h23, các phóng viên túc trực tại cửa bệnh viện được thông báo, Lý Tiểu Long đã qua đời.
Giả thuyết về cái chết của vua tuyệt kỹ kungfu là chứng phù não cấp tính do dị ứng với thuốc giảm đau. Tại Hong Kong, các bác sĩ kết luận ông bị phù não, nhưng không ai muốn tin điều đó. Nghi vấn phát sinh từ chữ “có thể” cũng như từ việc các bác sĩ không thể xác minh nguyên nhân dẫn đến chứng phù não. Một yếu tố nữa là việc khám nghiệm tử thi chỉ được thực hiện 36 tiếng sau khi Lý Tiểu Long qua đời. Biên bản pháp y sau đó bị mất.
Hình ảnh đám tang của Lý Tiểu Long ở Hong Kong. |
Khi tin đồn Lý Tiểu Long bị ám sát bắt đầu rộ lên, báo chí, phát thanh truyền hình đồng loạt đưa ra những giả thuyết có thể xảy ra. Song cho đến nay, không giả thuyết nào bị bác bỏ, vì thế chúng đều có quyền tồn tại.
Lãnh đạo câu lạc bộ võ thuật Kondzio, ông Viacheslav Bolonov, nói thêm về cái chết bí ẩn của Lý Tiểu Long cho biết: "Cái chết của bất kỳ người nổi tiếng nào, luôn luôn gắn với những câu chuyện, luôn là huyền thoại. Là điều đáng quan tâm đến bất kỳ bậc thầy môn võ đối kháng nào, không chỉ đối với bậc thầy võ lâm Trung Hoa là không đơn giản họ qua đời khi đang nghỉ ngơi trên giường, hoàn toàn bình thản".
Ông Bolonov hoài nghi về cái chết đột ngột của Lý khi cho rằng, những người tập luyện võ phương Đông thường rất ít khi bị bệnh tật.
Khoảng 25.000 người Hong Kong đã có mặt đưa tiễn Lý Tiểu Long. |
Còn Venhiamin Dzitlovskij, thạc sĩ y học, PGS Đại học Y quốc gia Nga chia sẻ thêm: "Trước khi anh qua đời đã xảy ra một vài trường hợp tương tự, anh đã bị chấn động. Các bác sĩ chẩn đoán, anh có thể bị chứng phù não, ó là dấu hiệu của bệnh động kinh, vì vậy, họ đã kê cho anh thuốc chống động kinh".
Ý kiến của đạo diễn dàn dựng kỹ xảo Aleksandr Malusev lại cho hay: "Sự kết hợp giữa căng thẳng tâm lý và thể chất, đồng thời không có sự bố trí tổng thể cho toàn bộ quá trình làm việc đã dẫn đến sự việc. Ngoài ra theo báo chí, anh không tuân theo chế độ tập luyện thể thao, vẫn sử dụng ma túy trong một vài lần tập luyện. Đối với anh, mọi việc đã kết thúc quá nhanh".
Kết luận ban đầu về cái chết của Lý Tiểu Long do chứng phù não hoàn toàn hợp lý, bởi các sự việc xảy ra hôm 20/7 rất giống với những gì xảy ra trước đó 2 tháng. Ngày 10/5/1973, Lý Tiểu Long vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, bỗng nhiên cảm thấy bất ổn trong quá trình lồng tiếng cho bộ phim Long tranh hổ đấu. Ông bị ngất đi và nửa tiếng sau mới hồi tỉnh. Các bác sĩ cho Lý Tiểu Long biết ông có thể mắc triệu chứng của bệnh động kinh. Vì vậy, những cơn đau tương tự có thể xảy ra do chấn động tâm lý.
Búa rìu dư luận nghiêng sang giả thuyết Đinh Bội chính là người ám sát Lý Tiểu Long. |
Rượu và căng thẳng thần kinh, đặc biệt đối với những người bị chấn động thần kinh như Lý Tiểu Long sẽ khiến gia tăng căn bệnh. Trong khi nghề nghiệp của ông không giống với bất kỳ những nghề thông thường nào, do đó đã gây ra các chấn động như vậy. Bác sĩ đã kê thuốc động kinh cho ông kèm lời, khuyên nên giảm bớt cường độ vận động, nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh nổi cáu. Nhưng với Lý Tiểu Long, những khuyên này không thể thực hiện được do nghề nghiệp và tình yêu với võ thuật.
Trong thời gian này, tờ Star của Hong Kong đăng tải một tin giật gân: Lý Tiểu Long được xe cứu thương chở đến bệnh viện không phải từ nhà riêng của ông mà từ nhà một người phụ nữ tên là Đinh Bội. Những người hành xóm của nữ nghệ sĩ trẻ đã thông tin cho báo chí tin này. Khi được phỏng vấn, Đinh Bội cho biết, đã vài tháng bà không gặp Lý Tiểu Long.
Hơn nữa, ngày 20/7 bà hầu như không ở nhà. Bạn bè, đồng nghiệp và anh trai của Lý Tiểu Long là Lý Trung Sâm phủ nhận địa điểm ông qua đời là nhà Đinh Bội. Điều này không có gì ngạc nhiên, bởi tất cả họ đều muốn che giấu về nơi huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long qua đời. Sẽ thật khó tin khi một ngôi sao thần tượng của hàng triệu khán giả, một người cha mẫu mực, một người chồng chung thủy lại qua đời trên giường của một phụ nữ khác.
Tuy nhiên, hàng xóm và các nhân viên cấp cứu đã khẳng định, địa chỉ họ cấp cứu cho Lý Tiểu Long chính là ở ngôi nhà số 67 đường Beacon Hill Road, nơi ở nữ diễn viên Đinh Bội. Hình ảnh của siêu sao Lý Tiểu Long đã được định hình trên màn ảnh dần dần biến mất.
Không một ai muốn tin, ông vua tuyệt kỹ kungfu lại chết trên giường của một cô gái chưa chồng. |
Số lượng các ấn phẩm, chương trình truyền hình điều tra cái chết của Lý Tiểu Long vượt qua mọi số lượng người ta có thể hình dung. Các phóng viên phải làm sao cho những giả thuyết về cái chết của Lý Tiểu Long trở nên hoang đường hơn. Chỉ có vậy mới đủ sức cạnh tranh với các tờ báo và kênh truyền hình khác.
Vài năm sau khi Lý Tiểu Long qua đời, cuốn sách Huyền thoại Lý Tiểu Long được xuất bản tại Mỹ, khẳng định rằng những năm cuối đời, lối sống của ngôi sao Hollywood đã không còn "thuần phác". Ông đã bị đầu độc bởi một loại chất độc bí mật. Không một chứng cứ nào trong cuốn sách được chứng minh.
Giám đốc công ty Gia Hòa là Trâu Văn Hoài trả lời báo chí, phủ nhận Lý Tiểu Long chết tại nhà Đinh Bội. |
Tác giả lập luận cho những tìm kiếm của mình, bởi khi xét nghiệm máu không phát hiện ra những loại chất độc thông thường. Do đó, tác giả đưa ra kết luận duy nhất. Điều đó có nghĩa, chất độc là một loại bất thường, thậm chí không xem xét đến trường hợp, không có chất độc nào là nguyên nhân dẫn đến cái chết của huyền thoại.
Theo Khám phá