NS Dương Thụ đang gây tranh cãi vì phát ngôn được cho là “chê Thanh Lam, Hồng Nhung, chỉ trích Bolero”. Mới đây ông đã phản hồi với VietNamNet về việc này.

Chiều ngày 7/5, Tùng Dương tổ chức buổi ra mắt live concert thứ 10 trong sự nghiệp với sự hội tụ của bốn ‘ông lớn’ của nền nhạc nhẹ đương đại gồm: Dương Thụ, Nguyễn Cường, Trần Tiến và Phó Đức Phương.

{keywords}
NS Dương Thụ phát biểu trong họp báo của Tùng Dương.

Nêu quan điểm về âm nhạc, NS Dương Thụ nói: “Mỗi thời đại một khác. Nghe nhạc tiền chiến phải nghe bà Thái Thanh, Lệ Thu. Nhạc Sài Gòn cũ cứ nghe cô Khánh Ly, anh Tuấn Ngọc hát sẽ ra Sài Gòn cũ. Còn mình hát không ra. Tùng Dương, cô Thanh Lam, Hồng Nhung mà hát nhạc Trịnh thì hỏng hết. Không cô nào hát ra cái gì cả. Vì đó không phải thời của họ. Nhưng hát nhạc của chúng tôi thì lại hay”.

Cũng trong phần nhận định, NS Dương Thụ còn cho rằng: “Nhạc của chúng tôi không phải nhạc tiền chiến, không phải nhạc cách mạng, nhạc xưa hay Bolero. Nó không hay hơn, không dở hơn, nhưng ở một thời đại khác. Thế mà nhiều ca sĩ ngày nay lại bỏ cuộc để đua nhau hát nhạc xưa, nhạc Bolero nhằm kiếm tiền…

… Tôi rất buồn khi các ca sĩ ngày nay cứ chạy theo nhạc xưa, giờ là chạy theo Bolero. Tôi không chê, nhưng những người đó không phải ca sĩ hát Bolero. Họ có đủ tâm thế, trình độ, văn hóa để hát nhạc khác, nhưng lại cứ chạy theo Bolero để kiếm tiền. Chúng ta đang bị vùi dập, đẩy lùi vào trong xó. Bây giờ toàn những bạn teen teen hát Bolero rồi phong thánh nọ thánh kia, chẳng ra sao cả”.

Phát ngôn trên được cho là chê bai Thanh Lam, Hồng Nhung; chỉ trích Bolero nên nhanh chóng gây tranh cãi lớn. Một số người làm trong nghề đã phản ứng lại quan điểm của NS Dương Thụ. NS Nguyễn Quang – con trai cố NS Nguyễn Ánh 9 – bức xúc nói NS Dương Thụ ‘ăn nói khó nghe’. Ca sĩ Quốc Đại cũng không đồng tình với nhạc sĩ gạo cội.

{keywords}
Một số người trong nghề phản ứng lại phát ngôn của NS Dương Thụ.

Ca sĩ Đức Tuấn viết dòng trạng thái ẩn ý: “Làm show muốn PR lại lôi nhạc của người khác hát ra để dè bỉu lần này đến lần khác thì hơi tồi”. 

Trước làn sóng tranh cãi trong dư luận, VietNamNet đã liên hệ với NS Dương Thụ để trao đổi thêm về phát ngôn của ông. Nhạc sĩ 76 tuổi phản hồi: “Tinh thần là Thanh Lam, Hồng Nhung hát theo kiểu của các cô ấy. Còn ông Trịnh Công Sơn ở thời khác, văn hoá khác. Tôi không chê các cô ấy hát dở nhưng cô Khánh Ly hát đúng hơn vì mỗi thời đại mỗi khác.

Nhạc ông Phạm Duy phải nghe bà Thái Thanh hát mới đúng. Bà Thái Thanh là người Hà Nội, dân sang trọng nên mới hát được như thế. Nhạc tiền chiến còn có bà Lệ Thu. Nhạc Sài Gòn trước 75 cứ nghe cô Khánh Ly, anh Tuấn Ngọc hát sẽ ra Sài Gòn cũ.

Nếu bạn hát lại thì chỉ hát với tinh thần của hôm của nay chứ làm sao có cái trạng thái tinh thần, văn hoá của ngày đó. Bạn có thể hát lại nhưng đừng nghĩ mình đã thể hiện đúng với nó.

Chứ như nhạc Cách Mạng cho cô Khánh Ly hát sẽ làm hỏng ngay. Màu đỏ thì cô ấy sẽ hát thành màu hồng. Dù rằng cô ấy có tạo ra kiểu riêng, dấu ấn của riêng mình.

Nên việc hát cover trước hết là làm “hỏng” nó vì bạn đã tạo ra một cái khác không là nó. “Hỏng” là “hỏng” như thế chứ không phải tôi chê.

Tôi cũng nói các bạn đừng nên bỏ đi hết hát nhạc xưa. Nếu nhạc xưa thành cái phổ biến thì nhạc hôm nay biến mất à? Đẩy nhạc hôm nay vào trong bóng tối hết là không được.

Hát cover để lưu lại một ký ức mình cần. Nhưng nếu mình hát quá nhiều thì âm nhạc của thời đại mình đang sống lại không được hát. Người ta nhớ nhạc xưa là nhớ những tác giả, ca sĩ của thời đó. Còn thời nay những Trần Tiến, Nguyễn Cường, Phó Đức Phương không ai nhớ vì người ta đổ xô hát nhạc xưa thôi. Thế là không ổn.

Hôm họp báo tôi nói cũng thoải mái. Chứ nếu là phỏng vấn, tôi phải cân nhắc từng chữ. Chứ không phải tôi có ý chê bai. Ngay cả chính tôi, nếu làm nhạc tiền chiến tôi vẫn làm theo kiểu khác nhưng sẽ làm hỏng vì tôi đâu phải người thời ấy”.

Hỏi NS Dương Thụ nghĩ sao nếu phần lớn người ta chỉ nhìn tiêu đề rồi phản ứng lại chứ không đọc kỹ từng câu chữ, ông cho biết: “Nếu họ đọc thế rồi nghĩ khác thì thôi kệ chứ tôi không quan tâm thêm được nữa”. 

{keywords}
Hồng Nhung, Thanh Lam

Gia Bảo

Chê Bolero là sến sẩm, lạc hậu mà sao vẫn nghe?

Chê Bolero là sến sẩm, lạc hậu mà sao vẫn nghe?

Sự trở lại của Bolero dẫn đến những cuộc tranh luận không hồi kết giữa người thích và không thích dòng nhạc này. Tranh cãi kịch liệt về trào lưu nghe Bolero đã lên đến đỉnh điểm. 

Sốt bolero ít di chứng hơn là cúm gà

Sốt bolero ít di chứng hơn là cúm gà

"Sốt bolero cùng lắm cũng như sốt trà sữa, ít di chứng hơn là cúm gà hay sốt siêu vi chứ", nhạc sĩ Quốc Bảo.

Ca sĩ không sợ bị 'đập' khi nói thẳng về mặt trái của Bolero

Ca sĩ không sợ bị 'đập' khi nói thẳng về mặt trái của Bolero

"Đây là trách nhiệm của nhà quản lý chứ không phải bất cứ ai. Các nhà quản lý ở đâu mà không thấy chuyện này?" ca sĩ Ánh Tuyết. 

Phát ngấy vì từ già đến trẻ đều cuồng bolero

Phát ngấy vì từ già đến trẻ đều cuồng bolero

"Không thể kể hết tên những cuộc thi, show game đang khai thác bolero một cách thái quá. Người ta phát ngấy khi từ cụ già đến em nhỏ, từ ca sĩ chuyên nghiệp đến không chuyên, diễn viên rồi cả danh hài đều chạy ào theo bolero". 

Nhà đài khẳng định gameshow Bolero luôn dẫn đầu rating

Nhà đài khẳng định gameshow Bolero luôn dẫn đầu rating

VietNamNet cũng đã tham khảo số liệu từ các nhà đài để độc giả có cái nhìn khách quan nhất tại diễn đàn về trào lưu Bolero.