“Sài Gòn – phong vị báo Xuân xưa” và “Sài Gòn chuyện đời của phố V” là những quyển sách thu thập công phu nhiều tư liệu quý về văn hoá Sài Gòn xưa.

Cuốn sách tái hiện hồn cũ dấu xưa của Sài Gòn
Sài Gòn xưa quyến rũ trong những bức ảnh giai nhân một thời
Còn đây hồn cũ, dấu xưa

Nhân kỷ niệm 100 năm ra đời báo Nam Phong Tết Mậu Ngọ (được xem là báo xuân đầu tiên của Việt Nam) 1918 – 2018, nhà báo Phạm Công Luận đã biên soạn và giới thiệu đến độc giả cuốn “Sài Gòn – phong vị báo Xuân xưa”. Sách được thực hiện công phu với các bài viết, bài trích và nhiều hình ảnh tư liệu quý về đời sống văn hóa xã hội trên đất Sài Gòn – Gia Định xưa. Chủ đề xuyên suốt của ấn phẩm lần này là Giai phẩm Xuân Sài Gòn từ 1930 đến 1975.

{keywords}
Bìa hai ấn phẩm về Sài Gòn xưa của nhà báo Phạm Công Luận.

Có ý kiến cho rằng chỉ có báo chí Việt Nam mới làm báo Xuân. “Sài Gòn – phong vị báo Xuân xưa” giúp độc giả hiểu thêm về sự đặc trưng, đặc biệt của thể loại này. Nếu như nửa đầu quyển sách tập trung giải thích những vấn đề thú vị như: thời điểm độc giả miền Nam bắt đầu thích đọc báo xuân đưa vào từ miền Bắc; những mảng nội dung đặc biệt được ưa thích trên báo xuân; những cây bút nổi danh ở Sài Gòn những năm 1920 – 1940… thì nửa sau quyển sách mang tiêu đề “Một số bài báo đặc sắc trên các giai phẩm Xuân xưa”. Đây là tuyển tập những bài trích của Tản Đà, Phan Khôi, Bùi Thế Mỹ, Tùng Lâm, Hồng Tiêu... với những giai thoại độc đáo.

“Sài Gòn – phong vị báo Xuân xưa” còn giới thiệu rất nhiều tranh, ảnh phong phú với hàng trăm bộ tranh vẽ, biếm họa, minh họa và những bìa báo đẹp được chọn trong 45 năm báo Xuân Sài Gòn.

Ngoài ra nhà báo Phạm Công Luận cũng ra mắt tập V (cũng là tập cuối) bộ sách “Sài Gòn chuyện đời của phố”, chốt lại chặng đường 5 năm từ 2014 thực hiện một bộ sách về Sài Gòn xưa của mình.

{keywords}
 

 “Sài Gòn chuyện đời của phố V” vẫn tiếp nối những điều tạo nên giá trị bộ sách lâu nay: kể những chuyện đã lùi sâu trong quá khứ về đời sống Sài Gòn xưa. Đó là bối cảnh của thập niên 1930 với cơn đại khủng hoảng kinh tế. Trong hoàn cảnh đó, người Sài Gòn – Gia định vẫn kiên tâm làm ăn buôn bán, vượt qua thử thách. Những câu chuyện về hệ thống nhà hàng điểm tâm Đức Thành Hưng, công ty mỹ nghệ Mê Linh hay các doanh nghiệp, công viên chức Sài Gòn hầu như bây giờ không ai còn biết. 

{keywords}
 

 Tác giả cũng mô tả nhiều về con người Sài Gòn, điển hình qua chuyện cuộc đời cha con ông Philippe Franchini – những vị chủ nhân một thời của khách sạn 138 tuổi Continental. Về văn hóa nghệ thuật, nhà báo Phạm Công Luận có nhiều tư liệu hấp dẫn về cuộc đời ông Nguyễn Ngọc Cương (cha ruột NSND Kim Cương) hay hãng đĩa Lê Văn Tài. Tác giả cũng thể hiện hiểu biết rộng của mình qua những lĩnh vực như đồ cổ, ẩm thực, dệt may, thơ ca, hội hoạ…

Gia Bảo