- Họ sẵn sàng từ bỏ mọi thú vui hay dùng số tiền đủ để đổi lấy 1 căn nhà chỉ để theo đuổi đam mê tốn kém của mình.

{keywords}

Sự trở lại của đĩa than

Không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt ca sĩ, nhạc sĩ có tiếng thời gian gần đây đều phát hành đĩa than như "Tình ca Phạm Duy" của Quang Dũng, "Tóc ngắn Acoustic" của Mỹ Linh và ban nhạc Anh Em, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 với "Lặng lẽ tiếng dương cầm"...

Đó không chỉ là cuộc "chơi sang" của các nghệ sĩ mà đơn giản nhu cầu nghe và sưu tầm đĩa than là có thật. Hình ảnh chiếc kim tết chạy trên mặt đĩa than mở đầu cho MV từng rất ăn khách của Hiền Thục, Như vẫn còn đây cũng khơi gợi lại những hoài niệm nghe nhạc của một thời.

Thực ra đĩa than chưa bao giờ biến mất khỏi đời sống của những người nghiện nhạc và mê âm thanh cho dù đã có thời gian nó bị thất sủng bởi sự ra đời của băng cối, băng cát-sét, đĩa CD, rồi nhạc số. Đã có thời nhiều người chơi đau xót khi thấy những chiếc đĩa than được mang ra... lót lồng chim, thậm chí dùng để... hót rác.

Vài năm nay, khi người ta đã bắt đầu chán ngán với nhạc số, đĩa than lại bắt đầu trở lại trong bộ sưu tập đĩa nhạc của không ít người, trong đó có cả những người trẻ mới ở độ tuổi 20.

30 năm mê mẩn đĩa than

{keywords}

Tuy nhiên cũng có không ít người trung thành với đĩa than hàng chục năm như cố họa sĩ Vũ Dân Tân, họa sĩ Quách Đông Phương, nhạc sĩ An Thuyên.... Anh Trần Hải Đăng của Viện âm nhạc cũng là một dân chơi đĩa than có tiếng dù ít khi anh đồng ý cho ai "khui" bộ sưu tập của anh lên mặt báo. Với anh, chơi đĩa than là thỏa mãn đam mê riêng và chia sẻ với những người bạn cùng sở thích, thế là đủ.

Tôi hẹn gặp anh vào một buổi sáng thứ 7, đến nhà đã thấy bàn trà được bày ra, xung quanh là vài người bạn, già trẻ đều có và rất dễ tìm ra điểm chung giữa họ: mê đĩa than.

Người đàn ông có cái dáng vẻ gày gò và ăn nói nhỏ nhẹ ấy không ngờ đã sưu tầm đĩa than được 30 năm với một bộ sưu tập đồ sộ lên tới cả ngàn chiếc. Bạn anh đùa, nếu tính bộ sưu tập của anh Đăng có bao nhiêu đĩa thì không xuể, phải tính bằng mét, mét ở đây là những chiếc thùng các tông đựng đĩa mà anh đặt la liệt trong nhà.

{keywords}

Kỳ lạ là có trong tay kho đĩa đồ sộ thế nhưng anh luôn nhớ chính xác đĩa nào nằm ở đâu và có thể đọc vanh vách thời điểm chiếc đĩa ra đời chỉ thông qua... cái bìa. Tôi hỏi anh có cho mình là người sưu tầm đĩa không? Anh không trả lời có hay không, chỉ khiêm tốn nói: "30 năm, đổi lại là mình hiểu được nó, và chinh phục được 1 phần nào. Mỗi người sưu tập đĩa than ở một trạng thái khác nhau. Người có nhiều đến mức mở thư viện, tôi chưa dám nghĩ đến điều đó. Trước mắt cứ mở 1 chỗ nho nhỏ cho mình để chia sẻ với những người cùng sở thích".

Chiếc máy quay đĩa đáng giá cả gia tài

Lặng lẽ sưu tầm đĩa nhạc quá nửa cuộc đời, anh bảo ban đầu cứ gặp là mua nhưng sau đó sàng lọc, chỉ chọn cái mình thích và thật sự quý. Anh mang ra những chiếc đĩa quý giới thiệu cho tôi nhưng tuyệt nhiên không đả động đến chuyện tiền nong.

Dám chắc số tiền anh đổ vào những chiếc đĩa than trong suốt 30 năm qua không hề nhỏ nhưng anh Đăng từ chối tiết lộ con số. Chỉ biết cách đây 20 năm, anh dám bỏ ra 3 cây vàng để mua một chiếc máy chạy đĩa than của Đức dù rằng số tiền đó khi ấy có thể mua được một căn tập thể.

Hơn 1 tháng nay, anh Đăng bận rộn hơn khi một phần căn hộ của anh chị trên phố Thái Hà mới biến thành điểm hẹn của dân chơi đĩa than Hà Nội.

{keywords}

Cái không gian nhỏ chừng chục mét vuông được anh sửa sang bày biện với toàn đĩa là đĩa.  Anh bảo xuất phát từ việc mình mê đĩa than và nhiều người mê đĩa than như mình ở Hà Nội không có chỗ nào để mua mà chủ yếu nhờ mua ở nước ngoài do quen biết nên anh muốn có một không gian thế này để mọi người có cơ hội chia sẻ sở thích, cũng là có cơ hội được trao đổi, tiếp cận những chiếc đĩa mình thích.

"Mình chơi mãi rồi thì cũng phải chia sẻ cho người khác. Mở cửa hàng là tự tạo một không gian nghe nhạc cho mình và cũng để đỡ phần nào kinh kế mà tiếp tục nuôi sở thích của mình", anh nói.

Không gian này không chỉ là nơi anh giới thiệu những chiếc đĩa than của mình mà còn là cách để anh tìm và sưu tầm thêm những chiếc đĩa yêu thích.

{keywords}

Tôi hỏi anh có bao giờ cho mượn đĩa, đặc biệt là những chiếc đĩa quý trong bộ sưu tập của mình không? Anh bảo: "Cũng ít. Nếu không muốn cho mượn thì chỉ chơi được một mình thôi. Chính vì vậy mọi người hay chia sẻ với nhau, đĩa mình có mà bạn không có thì cho nhau mượn. Nhưng thực ra có những chiếc đĩa mình chỉ muốn giữ làm của riêng. Tuy nhiên trong bộ đĩa của chúng tôi không phải đĩa nào cũng có giá trị. Nhiều đĩa trước đây không có điều kiện tiếp cận, nhiều đĩa nghe ngờ nghệch nhưng vẫn lưu giữ vì nó có giá trị về mặt thời gian và lịch sử".

Có thể thấy trong bộ sưu tập của anh có chiếc đĩa ghi lại các bài phát biểu của cố Tổng thống Mỹ Kennedy hay đĩa của danh cầm Tôn Nữ Nguyệt Minh sản xuất ở Đức, đĩa nhạc xuất bản năm 1986 của Đặng Thái Sơn- vài năm sau khi ông giành giải Chopin....

{keywords}

Bài sau: "Đấu súng" để giành đĩa quý

Bài và ảnh Hạnh Phương