- Vụ “bán điểm” tại Trường ĐH Kiến trúc – Xây dựng, có tên tuổi ở miền Tây
Sibir (Nga) vừa được đưa lên trang điện tử của thành phố đã thu hút nhiều bình luận.
Thành phố này có nửa triệu dân, nhưng có hơn 20 trường đại học, trong đó có một vài
trường đang nhận du học sinh Việt Nam vào học.
Mổ xẻ
“Đã không còn gây sốc, khi ở trường dạy và học chỉ là chuyện mua bán thuần túy”, một nữ sinh viên viết. Một thành viên khác tiết lộ từ lâu khoản thu do “bán điểm” ở trường này được ngụy trang là là khoản phí “phụ đạo”.
Một độc giả có nick là “Thứ sáu” cho rằng từ thời xô viết, trường ĐH này đã là lồng ấp các sinh viên từ châu Á, thường cần mảnh bằng kỹ sư, hơn là muốn trang bị kiến thức.
Dân mạng bình về trường hợp một phó chủ nhiệm khoa của trường chào trọn gói, nếu được ứng trước 100% phí (tiền hoặc vốn tự có), bộ hồ sơ xin việc (bảng điểm) cho sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu bất kỳ cấp độ nào của chính quyền Nga, và cả cho ở ngoại quốc.
Nhiều phản hồi cho rằng sự trơ trẽn hôm nay của một số giảng viên đã đến mức cùng cực. Ngang với những kiosk bán bằng tốt nghiệp đại học ở metro Matxcơva, trơ tráo tồn tại suốt từ cuối thời Liên Xô.
Đại sinh viên, cựu sinh viên cho rằng đây chỉ là vụ việc hối lộ này chỉ là đỉnh
của tảng băng tham nhũng trong học đường. Những thành viên thông thạo giải thích rằng
mua bán điểm thời
nào cũng có, trường nào cũng có, dù là trường “điểm” ở Matxcơva, hay Leningrad...
Nhưng hôm nay, mỗi thày, mỗi trường một bảng giá riêng, nói chung, phải tiếp cận theo
“đường dây”.
Lập tức xuất hiện những vị đang sắp xơi ngỗng cuối kỳ, hỏi ở trường X... nên đi theo “đường dây” nào để có điểm 3 (trên 5), và nếu có thể, cho ngay thông tin giá cả ra sao... Có cầu thì có cung, và cả tiếp thị, nhưng mua điểm không dễ như mua “mớ rau”.
Một số ý kiến nêu đích danh cả giảng viên nào “ăn tiền”, ra mặt Nhiều vị khác rất “cáo”, nên ăn lâu mà vẫn tại vị. Các nữ sinh tiết lộ tên của cả những vị chấp nhận chi trả bằng vốn tự có. Chủ đề chi trả bằng “sex” thường làm mất một không gian trên các diễn đàn về “hối lộ” ở bậc ĐH.
Nhưng ít ai nói về viễn cảnh u ám mà một nữ cử nhân tốt nghiệp bằng “đồng vốn” như thế có thể đem lại cho công việc chung và tập thể đồng nghiệp. Chỉ khuyến dụ lẫn nhau chớ để các boy friend biết về những quan hệ với những “cận vệ già” của giảng đường, để được lên lớp...
Tanja nữ học viên tại chức của trường này (và một vài sinh viên nữa) nói đã phải học như bị “lột da”, không phải cứ tiền là xong đâu. Còn ở bên Bách khoa ư, nàng viết tiếp, có những học viên tại chức không thèm đến giảng đường mà vẫn “lên lớp” đều... Tanja cũng chê các sinh viên học ngành kinh tế, luật... là những vị học hành vớ vẩn, nên thường là đối tượng cho các thày cô phe điểm “bán giá cắt cổ” – một ý kiến dĩ nhiên là bị “đá” ném rào rào.
Bao giờ đến ngày xưa?
“Natalia” viết rằng dù Trường Kinh tế - Xây dựng đã thành một thứ “chợ” bán bằng, chồng chị ấy vẫn tốt nghiệp loại giỏi (cách đây 10 năm) mà không cần mua điểm. Nhưng hôm nay, mọi trường ĐH đều có chuyện hối lộ, và có giảng viên gọi cho học sinh kém, không qua được môn mình dạy nêu số tiền cần trả để được mua “điểm số trung bình”.
Thành viên “kumanika” nghĩ mình thuộc diện “quạ trắng”, suốt đời đi học, rồi đi làm mà không hề bị dính vào chuyện “hối lộ” nào, và không tưởng tượng được sau những “mua bán” như thế, nhìn mặt nhau ra sao?
Kumanika nhớ thời xô viết khi còn đi học, chỉ tặng hoa cho giáo viên vào kỳ thi. Có lần, trò góp tiền tặng thày hỏi thi một chai cognac, bị thày “hét” cho một bài, nhớ đời...
Thành viên strannik69 (người kỳ quặc sinh năm 69) cũng hết hồn khi đọc diễn đàn này, nhận thấy mình trong suốt đời đi học, rồi làm nghiên cứu sinh, rồi đi làm suốt 20 năm nay, mà không hề ‘chạm’ đến chuyện đút lót. “Hay là tôi là thứ người không đúng đắn? Hay là tôi sống lạc loài”, strannik69 đau khổ hỏi.
Một số nữ cựu sinh viên tự ái khi thấy ngôi trường nhờ đó mình thành đạt nay mang tiếng xấu. Họ đau xót nhận định hôm nay ngay cả trường ĐH Y miền Sibir cũng ăn tiền khủng khiếp, điều mà “ngày xưa” thể nghĩ tới.
Không ít ý kiến trên diễn đàn bênh vực Đại học KT - XD, còn làm cả thơ để ca ngợi trường đang bị ô danh. Nhưng những ý kiến nhất nhất cho rằng phải thu “ngu phí” của những học trò thi trượt, để cho họ “qua” môn đó, mà không bị phản hồi phê phán là điểm còn tranh tối, tranh sáng của diễn đàn này.
Vật tế thần?
Một sinh viên nam cảnh báo: (ngoài bà giáo “bán điểm” bị rơi vào vòng lao lý) các sinh viên dính dấp vào vụ này rồi sẽ chẳng ai ra trường được (ý nói rơi vào “sổ đen”). Bạn này cho là có sinh viên nào đó đã chơi khăm cả nhóm bạn “mua điểm”, một kiểu “thằng bán tơ”.
Hiện tại, các sinh viên “đưa hối lộ” ở Nga chủ yếu mới chỉ phải làm chứng tại tòa. Nhưng họ hẳn sẽ lại rơi vào kính ngắm mỗi dịp trường lập danh sách buộc thôi học những sinh viên “cá biệt”...
Một số thành viên diễn đàn cho hay không phải “mua điểm”, tuy vẫn chứng kiến việc này khá thường xuyên; nhưng không một ai chỉ ra rằng chứng kiến sự việc phạm pháp mà không tố cáo, thì vẫn chịu trách nhiệm hình sự.
Một ý kiến cho rằng vụ này chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Nhưng không ít ý kiến lại nói thỉnh thoảng có giảng viên nào, có trường nào “xâu xấu,...” bị chọn, đem ra bêu dương, để làm lợi cho ai đó. Có ý kiến không loại trừ vụ này đã được “thổi” lên, trường này hạ giá trường khác, trong một kiểu cạnh tranh không lành mạnh thời kinh tế thị trường.
Ý kiến “khóa” diễn đàn này, châm biếm có phần độc địa, bình luận người nữ giảng viên già đã trở thành vật tế thần cho một âm mưu giảm biên chế, hoặc lập thành tích chống tham nhũng... Trước đó có một đề xuất là, trường ĐH nơi có đầu vào 300 sinh viên này, chỉ có khoảng 60 nhận bằng tốt nghiệp, có thể đã trở thành vật hy sinh cho một “cao trào” chống tham nhũng.
Bài cuối: Truy nguồn ‘chợ mua bán điểm’
- Lê Đỗ Huy