- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Qúy trao đổi với VietNamNet về kết quả xét tặng các danh hiệu nhà giáo ưu tú (NGƯT), nhà giáo nhân dân (NGND) năm 2012 và dự kiến thay đổi trong thời gian tới.
Thưa Thứ trưởng, trong đợt vinh danh các nhà giáo Việt Nam năm nay, có một thắc mắc là tại sao tỷ lệ các nhà quản lý giáo dục lại chiếm áp đảo. Điều này có nguyên nhân từ đâu?
Thứ trưởng Trần Quang Qúy: Lần xét tặng này, Hội đồng cấp nhà nước xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT đã thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật về Thi đua - Khen thưởng để xem xét các hồ sơ từ Hội đồng xét tặng các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành trong cả nước.
Trong quá trình triển khai, thẩm định và xử lý hồ sơ, Hội đồng luôn quan tâm đến đội ngũ nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Thông tư 07 của Bộ GD-ĐT đã cụ thể hóa các tiêu chuẩn xét tặng, đặc biệt với quan điểm chỉ đạo là ưu tiên cho các đối tượng là giáo viên, giảng viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy và các nhà giáo công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Đó là: “Về sáng kiến kinh nghiệm yêu cầu đối với cán bộ quản lý giáo dục phải chủ trì ít nhất 2 sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp được Hội đồng khoa học cấp tỉnh, Bộ đánh giá xếp loại B (loại Khá) hoặc Hội đồng khoa học ngành giáo dục đào tạo xếp loại A (loại Tốt)”.
Ngoài ra, cán bộ quản lý giáo dục trong quá trình xét tặng, thành tích cá nhân phải gắn với thành tích của đơn vị do cán bộ đó quản lý chỉ đạo là đơn vị có 3 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, trong đó có 1 năm đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.
Đối với giáo viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy ở bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, “sáng kiến kinh nghiệm chỉ cần Hội đồng khoa học cấp huyện hoặc ngành giáo dục tỉnh xếp loại B (loại Khá) trở lên”.
Bên cạnh đó, cán bộ quản lý giáo dục phải có 20 năm công tác trong ngành, trong đó, 10 năm trực tiếp tham gia giảng dạy. Đối với giáo viên, giảng viên trực tiếp đứng lớp thì thời gian theo quy định chỉ có 15 năm.
Như vậy, có thể khẳng định rằng tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT đối với cán bộ quản lý giáo dục là cao hơn so với giáo viên, giảng viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Cụ thể, cán bộ quản lý phải có thời gian công tác trong ngành nhiều hơn 5 năm, đơn vị do cán bộ quản lý giáo dục phải là đơn vị có 3 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến và tập thể Lao động xuất sắc; Sáng kiến kinh nghiệm phải cao hơn về cấp công nhận và xếp loại; thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy đối với danh hiệu NGND là 15 năm, NGƯT là 10 năm.
Bộ GD-ĐT có hướng dẫn hoăc chỉ đạo gì về việc đánh giá thỏa đáng đối tượng giáo viên, nhất là các thầy cô ở vùng khó khăn?
Thông tư 07 có một số quy định ưu tiên đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn là: “Thời gian công tác và thời gian giảng dạy được nhân hệ số 1,33; số năm đạt “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” giảm hơn với quy định chung là 2 năm; sáng kiến kinh nghiệm chỉ cần Hội đồng khoa học ngành giáo dục huyện công nhận (không cần xếp loại).
Chính vì vậy, năm 2012, có 10 nhà giáo là người dân tộc thiểu số được phong tặng danh hiệu NGƯT, trong đó, có 3 nhà giáo là giáo viên trực tiếp giảng dạy.
Ngoài ra, trong chỉ đạo xuống cơ sở cũng như tại các phiên họp của hội đồng, luôn có lưu ý quan tâm và ưu tiên các nhà giáo là người dân tộc thiểu số, công tác tại vùng sâu, vùng xa, trực tiếp là giáo viên, giảng viên, đặc biệt là giáo viên các cấp mầm non, tiểu học, trung học; các nhà giáo sắp nghỉ hưu theo chế độ; các nhà giáo là thương binh.
Trong số 40 NGND có 19 giáo viên, giảng viên chiếm 47,5%; trong 570 NGƯT có 264 giáo viên, giảng viên chiếm 46,3%. Nhiều nhà giáo là giáo viên, giảng viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy có tuổi đời mới ngoài 30 cũng được phong tặng NGƯT.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều nhà giáo chưa quan tâm tới việc xét tặng này. Theo ông, nguyên nhân từ đâu?
Thông qua việc phân tích tỷ lệ cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy được xét phong tặng năm 2012, Bộ GD - ĐT nhận thấy còn có vấn đề cần lưu ý là: trong số 294 NGƯT thuộc các địa phương, chỉ có 69 nhà giáo là giáo viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy đạt 23,4%. Tỷ lệ này còn thấp so với số lượng và sự đóng góp của đội ngũ giáo viên.
Mặc dù Bộ đã đăng tải Thông tư 07 trên mạng, báo Giáo dục và Thời đại và đã có nhiều văn bản hướng dẫn trong quá trình xét tặng, yêu cầu hội đồng các cấp cần quan tâm tới các giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhà giáo đang công tác ở vùng có hoàn cảnh kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng hội đồng cơ sở chưa có những biện pháp linh hoạt để phát hiện và động viên các nhà giáo có đủ tiêu chuẩn đưa vào danh sách đề nghị hội đồng cấp trên xem xét.
Bên cạnh đó, bản thân các nhà giáo còn chưa tích cực tìm hiểu các quy định về việc xét tặng và mạnh dạn làm hồ sơ đề nghị.
Tỷ lệ phiếu bầu của hội đồng các cấp thực hiện theo quy định tại thông tư số 02 ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ quy định phải đạt 90% số phiếu bầu tính trên tổng số thành viên hội đồng xét duyệt NGND, NGƯT trong quyết định thành lập là quá cao, vì phạm vi ảnh hưởng của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học thường hẹp hơn so với cán bộ quản lý cùng cấp.
Những vấn đề trên ít nhiều ảnh hưởng đến tỷ lệ giáo viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy được phong tặng ở các địa phương.
Thưa ông, liệu Bộ GD-ĐT có điều chỉnh gì để việc xét tặng này thực sư có ý nghĩa và giá trị với đội ngũ giáo viên?
Việc xét tặng NGND, NGƯT được làm thường xuyên 2 năm 1 lần, số lượng nhà giáo không hạn chế miễn là các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hội tụ đủ tiêu chuẩn quy định. Tiêu chuẩn xét tặng đòi hỏi nhà giáo phải phấn đấu không ngừng trong thời gian tối thiểu là 15 năm. Vì vậy, phát hiện, bồi dưỡng để các nhà giáo giỏi về chuyên môn, có uy tín trong ngành hội tụ đủ điều kiện khi xét tặng là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, cần được các cấp ủy Đảng, các cơ sở giáo dục quan tâm, có kế hoạch bồi dưỡng, tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà giáo phấn đấu…
Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức xin ý kiến các cơ sở giáo dục, các bộ, ban, ngành, địa phương và điều chỉnh các văn bản trong việc xây dựng Nghị định xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT được Chính phủ giao và thực hiện năm 2013.
Xin cảm ơn ông!
Thứ trưởng Trần Quang Qúy: "Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT đối với cán bộ quản lý giáo dục là cao hơn so với giáo viên, giảng viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy". |
Thưa Thứ trưởng, trong đợt vinh danh các nhà giáo Việt Nam năm nay, có một thắc mắc là tại sao tỷ lệ các nhà quản lý giáo dục lại chiếm áp đảo. Điều này có nguyên nhân từ đâu?
Thứ trưởng Trần Quang Qúy: Lần xét tặng này, Hội đồng cấp nhà nước xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT đã thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật về Thi đua - Khen thưởng để xem xét các hồ sơ từ Hội đồng xét tặng các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành trong cả nước.
Trong quá trình triển khai, thẩm định và xử lý hồ sơ, Hội đồng luôn quan tâm đến đội ngũ nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Thông tư 07 của Bộ GD-ĐT đã cụ thể hóa các tiêu chuẩn xét tặng, đặc biệt với quan điểm chỉ đạo là ưu tiên cho các đối tượng là giáo viên, giảng viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy và các nhà giáo công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Đó là: “Về sáng kiến kinh nghiệm yêu cầu đối với cán bộ quản lý giáo dục phải chủ trì ít nhất 2 sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp được Hội đồng khoa học cấp tỉnh, Bộ đánh giá xếp loại B (loại Khá) hoặc Hội đồng khoa học ngành giáo dục đào tạo xếp loại A (loại Tốt)”.
Ngoài ra, cán bộ quản lý giáo dục trong quá trình xét tặng, thành tích cá nhân phải gắn với thành tích của đơn vị do cán bộ đó quản lý chỉ đạo là đơn vị có 3 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, trong đó có 1 năm đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.
Đối với giáo viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy ở bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, “sáng kiến kinh nghiệm chỉ cần Hội đồng khoa học cấp huyện hoặc ngành giáo dục tỉnh xếp loại B (loại Khá) trở lên”.
Bên cạnh đó, cán bộ quản lý giáo dục phải có 20 năm công tác trong ngành, trong đó, 10 năm trực tiếp tham gia giảng dạy. Đối với giáo viên, giảng viên trực tiếp đứng lớp thì thời gian theo quy định chỉ có 15 năm.
Như vậy, có thể khẳng định rằng tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT đối với cán bộ quản lý giáo dục là cao hơn so với giáo viên, giảng viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Cụ thể, cán bộ quản lý phải có thời gian công tác trong ngành nhiều hơn 5 năm, đơn vị do cán bộ quản lý giáo dục phải là đơn vị có 3 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến và tập thể Lao động xuất sắc; Sáng kiến kinh nghiệm phải cao hơn về cấp công nhận và xếp loại; thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy đối với danh hiệu NGND là 15 năm, NGƯT là 10 năm.
Bộ GD-ĐT có hướng dẫn hoăc chỉ đạo gì về việc đánh giá thỏa đáng đối tượng giáo viên, nhất là các thầy cô ở vùng khó khăn?
Thông tư 07 có một số quy định ưu tiên đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn là: “Thời gian công tác và thời gian giảng dạy được nhân hệ số 1,33; số năm đạt “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” giảm hơn với quy định chung là 2 năm; sáng kiến kinh nghiệm chỉ cần Hội đồng khoa học ngành giáo dục huyện công nhận (không cần xếp loại).
Chính vì vậy, năm 2012, có 10 nhà giáo là người dân tộc thiểu số được phong tặng danh hiệu NGƯT, trong đó, có 3 nhà giáo là giáo viên trực tiếp giảng dạy.
Ngoài ra, trong chỉ đạo xuống cơ sở cũng như tại các phiên họp của hội đồng, luôn có lưu ý quan tâm và ưu tiên các nhà giáo là người dân tộc thiểu số, công tác tại vùng sâu, vùng xa, trực tiếp là giáo viên, giảng viên, đặc biệt là giáo viên các cấp mầm non, tiểu học, trung học; các nhà giáo sắp nghỉ hưu theo chế độ; các nhà giáo là thương binh.
Trong số 40 NGND có 19 giáo viên, giảng viên chiếm 47,5%; trong 570 NGƯT có 264 giáo viên, giảng viên chiếm 46,3%. Nhiều nhà giáo là giáo viên, giảng viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy có tuổi đời mới ngoài 30 cũng được phong tặng NGƯT.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều nhà giáo chưa quan tâm tới việc xét tặng này. Theo ông, nguyên nhân từ đâu?
Thông qua việc phân tích tỷ lệ cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy được xét phong tặng năm 2012, Bộ GD - ĐT nhận thấy còn có vấn đề cần lưu ý là: trong số 294 NGƯT thuộc các địa phương, chỉ có 69 nhà giáo là giáo viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy đạt 23,4%. Tỷ lệ này còn thấp so với số lượng và sự đóng góp của đội ngũ giáo viên.
Mặc dù Bộ đã đăng tải Thông tư 07 trên mạng, báo Giáo dục và Thời đại và đã có nhiều văn bản hướng dẫn trong quá trình xét tặng, yêu cầu hội đồng các cấp cần quan tâm tới các giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhà giáo đang công tác ở vùng có hoàn cảnh kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng hội đồng cơ sở chưa có những biện pháp linh hoạt để phát hiện và động viên các nhà giáo có đủ tiêu chuẩn đưa vào danh sách đề nghị hội đồng cấp trên xem xét.
Bên cạnh đó, bản thân các nhà giáo còn chưa tích cực tìm hiểu các quy định về việc xét tặng và mạnh dạn làm hồ sơ đề nghị.
Tỷ lệ phiếu bầu của hội đồng các cấp thực hiện theo quy định tại thông tư số 02 ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ quy định phải đạt 90% số phiếu bầu tính trên tổng số thành viên hội đồng xét duyệt NGND, NGƯT trong quyết định thành lập là quá cao, vì phạm vi ảnh hưởng của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học thường hẹp hơn so với cán bộ quản lý cùng cấp.
Những vấn đề trên ít nhiều ảnh hưởng đến tỷ lệ giáo viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy được phong tặng ở các địa phương.
Thưa ông, liệu Bộ GD-ĐT có điều chỉnh gì để việc xét tặng này thực sư có ý nghĩa và giá trị với đội ngũ giáo viên?
Việc xét tặng NGND, NGƯT được làm thường xuyên 2 năm 1 lần, số lượng nhà giáo không hạn chế miễn là các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hội tụ đủ tiêu chuẩn quy định. Tiêu chuẩn xét tặng đòi hỏi nhà giáo phải phấn đấu không ngừng trong thời gian tối thiểu là 15 năm. Vì vậy, phát hiện, bồi dưỡng để các nhà giáo giỏi về chuyên môn, có uy tín trong ngành hội tụ đủ điều kiện khi xét tặng là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, cần được các cấp ủy Đảng, các cơ sở giáo dục quan tâm, có kế hoạch bồi dưỡng, tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà giáo phấn đấu…
Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức xin ý kiến các cơ sở giáo dục, các bộ, ban, ngành, địa phương và điều chỉnh các văn bản trong việc xây dựng Nghị định xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT được Chính phủ giao và thực hiện năm 2013.
Xin cảm ơn ông!
- Hạ Anh (Thực hiện)