Tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, có rất ít thí sinh được nhận và một số ngành thậm chí chỉ tuyển…1%, đồng nghĩa với việc 99% sẽ bị loại. Diễn xuất là ngành có tỷ lệ “chọi” cao nhất, chỉ tuyển 30 chỉ tiêu trong tổng số 4392 hồ sơ.

TIN BÀI KHÁC
Bộ trưởng Đức từ bỏ học vị tiến sỹ
Giảng viên lương thấp, sao ai cũng muốn làm?

Sẽ xây dựng khu ĐH tập trung theo 'ba chung'?


Một cô gái trẻ mỉm cười “tạo dáng” trong một hàng dài bất tận những thì sinh chờ đến lượt phỏng vấn tại Học viện Điện Ảnh Bắc Kinh. Đến 14/2/2011, Học Viện này đã nhận được 20.000 hồ sơ đăng ký dự tuyển. (Nguồn: ChinaDaily)

Hồ sơ đăng ký thi tuyển vào Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, với tổng số là 19.768 tính đến thời điểm 14/2/2011.

So với năm ngoái, lượng hồ sơ đã tăng 6.010 bộ.

Sẽ có rất ít thí sinh được nhận; và một số ngành thậm chí chỉ tuyển…1%, đồng nghĩa với việc 99% sẽ bị loại. Diễn xuất là ngành có tỷ lệ “chọi” cao nhất, chỉ tuyển 30 chỉ tiêu trong tổng số 4392 hồ sơ.

Theo ông Lu - cán bộ báo chí của học viện, những thí sinh chọn ngành diễn xuất sẽ có gần một tháng tham gia ba vòng phỏng vấn.

Giám khảo sẽ kiểm tra hình thức, giọng nói, khả năng đọc lời thoại, và các kỹ năng biểu diễn của thí sinh. Vì đặc thù nghề nghiệp, thí sinh không được phép trang điểm trong các vòng phỏng vấn đó.

Kết quả của vòng phỏng vấn lần đầu đã được công bố vào hôm thứ hai.

Wang Nan, 19 tuổi, đến từ vùng tự trị Nội Mông, đã vượt qua được vòng đầu.

Với vẻ đẹp như một nữ minh tinh, cô rất vui và bất ngờ với kết quả này.

Wang Nan học nhảy từ khi còn bé, và mơ ước có thể trở thành ngôi sao giống như Zhang Ziyi hay Sun Li.

 “Sun Li là một nghệ sĩ múa, sau đó trở thành diễn viên. Tôi biết sẽ có rất nhiều chông gai để có thê chạm đến thành công trong lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt này; nhưng tôi có đam mê, và sẽ hối tiếc nếu bây giờ không thử vận may”, Wang Nan tâm sự.

Wang mong muốn phát triển nghiệp diễn. Bên cạnh Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. Cô còn đăng ký dự tuyển 4 trường cao đẳng nghệ thuật nữa, trong đó có ĐH truyền thông Trung Quốc và Học viện Nghệ thuật Điện ảnh Thượng Hải.

Không giống như Wang - xác định con đường sự nghiệp ngay từ đầu, rất nhiều thí sinh “chuyển hướng” sang điện ảnh khi mang về nhà kết quả thi cử cuối cấp.

Liu Cheng, 19 tuổi, quê ở tỉnh Gansu, có hứng thú với nghiệp diễn kể từ tháng 5 năm ngoái, dù cậu không hề có nền tảng trong lĩnh vực nghệ thuật. Mẹ là người hâm mộ lớn nhất của cậu.

 “Ban đầu, tôi không muốn con trai theo nghề này. Nhưng vì các trường cao đẳng nghệ thuật thường yêu cầu kết quả học tập thấp hơn, và nếu họ có thể cấp một tấm bằng như ĐH thì sao lại không thử chứ?”, bà Li Yan- mẹ của Liu nói.

Nhìn chung, các trường cao đẳng nghệ thuật thường có những yêu cầu về kết quả học tập khá thấp.

Ví dụ như ở Bắc Kinh, thí sinh phải đạt ít nhất 400/750 điểm trong kỳ thi ĐH mới có thể trúng tuyển vào một trường ĐH chính quy, trong khi thường chỉ cần 300 điểm là có thể trở thành sinh viên một trường cao đẳng nghệ thuật, tất nhiên là sau khi vượt qua được vòng phỏng vấn.

Để “ôn luyện” cho con trai trong vòng phỏng vấn, bà Li đã đầu tư khoảng 40.000 nhân dân tệ cho con học về âm nhạc, nhảy và biểu diễn trong suốt sáu tháng.

“Tôi sẵn sàng làm tất cả, miễn là nó trúng tuyển”, bà nói.

Rõ ràng, viễn cảnh về mức lương cao ngất ngưởng là nhân tố chính “hút” những người trẻ tham vọng.

Tuy nhiên, các nhà giáo dục cũng đưa ra lời khuyên rằng, các thí sinh không nên quá mù quáng chỉ để được nổi tiếng.

Ông Wang Jinsong, phó giám đốc trường cao đẳng diễn xuất thuộc Học viên Điện ảnh Bắc Kinh cho biết, hàng nghìn thí sinh dự tuyển nhưng ông chỉ thấy chưa đầy 1.000 thí sinh là phù hợp.

 “Nếu bạn thực sự yêu nghề diễn thì vẫn có hơn 400 trường cao đẳng hay học viện giảng dạy chuyên ngành này. Còn nếu bạn chỉ muốn được nổi tiếng, thì Học viên Điện ảnh Bắc Kinh không phải là nơi dành cho bạn”, ông Wang nói.

Ông cũng khuyên các thí sinh không nên quá lo lắng về ngoại hình, vì “đây là một sự nghiệp đòi hỏi phải có rất nhiều phẩm chất và tài năng”.

Lơ Nguyễn (Theo China Daily)