-  “Hẳn là gia đình nào, phụ huynh nào có con học cấp 3 thì sẽ thấu hiểu nỗi khổ. Chúng cháu phải đi học thêm từ sáng đến tối…Có nhiều bạn nhà thì cách trường có khi cả chục km, nếu đi xe đạp thì chắc đến lớp chỉ có nằm vật ra mà thở”.

Đó là ý kiến của một học sinh của 1 trong 5 trường THPT ở Hà Nội (gồm Kim Liên, Quang Trung (quận Đống Đa), Việt Đức, Trần Phú (quận Hoàn Kiếm) và Phan Đình Phùng (quận Ba Đình) thực hiện cấm đi xe máy, dùng diện thoại di động.


THẢO LUẬN LIÊN QUAN:
Con tôi chỉ dùng 1/10 di động cho việc học
'Đi xe máy bị tai nạn mới... thời thượng'
Học sinh dùng di động và xe máy vì đua đòi
'Trong 2 giờ, HS của tôi nhắn 30 tin hôn nhau'
'Sao lại cấm em lái xe, dùng di động?'


Cháu là một học sinh của 1 trong 5 trường thực hiện thí điểm cấm đi xe máy, dùng điện thoại di động. Cháu không hiểu sao lại cấm việc dùng điện thoại di động và đi xe máy!!!

 
Ảnh: Văn Chung.

Điện thoại di động là một công cụ hữu ích cho mỗi học sinh nếu biết sử dụng, ngoài chức năng là 1 điện thoại, có thể cài thêm từ điển, sử dụng gprs để truy cập google tìm kiếm thông tin ở bất kì nơi đâu, nếu biết sử dụng thì đó chẳng phải là một thứ quá hữu ích chăng.


Đương nhiên là vẫn có nhiều bạn sử dụng điện thoại cho mục đích khác, mục đích không lành mạnh, nhưng đó chỉ là "1 con sâu làm rầu nồi canh" thôi.


Còn việc đi xe máy, hẳn là gia đình nào, phụ huynh nào có con học cấp 3 thì sẽ thấu hiểu nỗi khổ. Chúng cháu phải đi học thêm từ sáng đến tối, một số bạn có bố mẹ rảnh thì có thể đưa đón được.

Nhưng có nhiều bạn không được đưa đón, nhà thì cách trường có khi cả chục km, nếu đi xe đạp thì chắc đến lớp chỉ có nằm vật ra mà thở thôi. Chưa kể những hôm rét cóng, gió mùa đông bắc, 6 giờ sáng ra khỏi nhà đạp xe đến trường, 10 giờ đêm đạp về, thử hỏi còn tâm chí đâu nữa.

Chúng cháu đi máy cũng rất tuân thủ luật lệ, đội mũ bảo hiểm, không phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ vì chúng cháu biết là chưa đủ tuổi, chưa có bằng nếu bị bắt thì sẽ phạt rất nặng.

Tuy nhiên, vẫn có những bạn đua đòi, đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, nhưng đó chỉ là số ít, tập trung ở trường ngoại thành.

Còn ở 1 trong 5 trường thí điểm cháu dám cam đoan là 10 bạn đi thì chắc 9 bạn phục vụ mục đích đúng đắn.


Giải pháp cho những việc này cháu nghĩ chỉ cần tăng cường công an ở ngã tư bắt những người vi phạm pháp luật, trong đó sẽ có những bạn đi xe máy vi phạm pháp luật, tùy vào mức độ mà gửi về trường.

Còn vấn đề điện thoại nên đưa ra 1 nội dung thật rõ ràng với qui mô tại nhà trường.

Cháu thấy cơ quan chức năng không quản lí được việc gì thì sẽ cấm việc đấy, giống như việc cấm game online. Mong các ngành chức năng xem xét lại, rất mong các phụ huynh có con không đi xe máy, không sử dụng điện thoại di động có cái nhìn khác về chúng cháu.


  • Một học sinh