Cũng không hẳn vậy. Nếu ai đó muốn tìm những dấu hiệu về sự suy giảm vị thế của Mỹ trong những năm đầu thế kỷ 21, chẳng cần tìm đâu xa mà hãy xem xét kết quả kỳ thi giáo dục quốc tế gần đây nhất.

Mẹ Hổ dạy con làm nước Mỹ sửng sốt

Theo Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)- một thước đo được thế giới quan tâm nhất, học sinh trung học Mỹ xếp thứ 31 trong số 65 vùng kinh tế trong lĩnh vực toán học, xếp thứ 13 trong lĩnh vực khoa học và xếp thứ 17 về kỹ năng đọc. Trong khi đó, học sinh từ Thượng Hải, Trung Quốc vươn lên đứng đầu trong cả ba lĩnh vực trên dù đây là lần đầu tiên các em tham gia cuộc thi này.

 

Ảnh có tính chất minh họa

 

Ông Arne Duncan- Bộ trưởng Giáo dục, phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Washington Post vào tháng 12 năm ngoái khi kết quả cuộc thi được công bố: “Đối với tôi, kết quả này đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh. Đã bao giờ người Mỹ chúng ta hài lòng với vị trí trung bình? Đó là khát vọng của chúng ta sao? Nền giáo dục của chúng ta phải đứng đầu trên toàn thế giới”.

Kết quả này cũng khiến người Mỹ nhận thức được rằng, họ đang phải đối mặt với một “khoảnh khắc Sputnik” như lời của tổng thống Barack Obama trong bài phát biểu với người dân cả nước.

Thưc tế thì hệ thống giáo dục Mỹ đã “nếm trải” khoảnh khắc Sputnik đó ngay từ giây phút có sự hiện diện của Sputnik. Sáu tháng sau khi Nga bắn vệ tinh vào năm 1957 làm rung chuyển thế giới, một bài viết trên tạp chí Life đã cảnh báo người Mỹ về thách thức “khủng hoảng giáo dục” đang diễn ra trên đất nước của họ.

Một bài viết khác có ảnh minh họa đi kèm: một nam sinh Chicago 16 tuổi nhởn nhơ ngồi trong lớp học, đi chơi với bạn gái, tham gia lớp học bơi theo đội, vv…trong khi một bạn cùng trang lứa người Nga- một nhà vật lý đầy hoài bão, lại dành tới sáu ngày trong tuần tiến hành các thí nghiệm hóa học, vật lý nâng cao; đồng thời cũng không quên dành thời gian “cảm thụ” hai nền văn học Nga - Anh.

Do vậy, có thể dễ dàng rút ra được bài học: Giáo dục là một cuộc cạnh tranh quốc tế.

Quan ngại những chủ nhân tương lai của Mỹ bị rớt lại phía sau vẫn có cơ sở khi đối thủ hiện nay đã thay đổi. Trước đây là những nhà khoa học tên lửa tài năng của Nga, và bây giờ sẽ là những kỹ sư tương lai đến từ Thượng Hải.

Thành thích của những em học sinh Mỹ 15 tuổi trong cuộc thi không phải là điều gì đó có thể khoe khoang. Kết quả này cực kỳ đáng lo ngại nếu chúng ta đánh giá thành tích học thuật là một cuộc đua trí thức công bằng, và khi một quốc gia nào đó giành được chiến thắng thì có nghĩa là Mỹ đã thua cuộc.

Dù có bản năng cạnh tranh mạnh mẽ nhưng người Mỹ cũng không có lý do nào để tự đánh giá mình quá khắc nghiệt, chỉ đơn thuần dựa vào vị trí của họ trên các bảng xếp hạng. Chỉ cần giới trẻ Mỹ đừng quá tụt lại phía sau, vị thế so sánh của các em trên bảng xếp hạng các kỳ thi quốc tế sẽ không còn quan trọng bằng việc người Mỹ xây dựng được phương pháp dạy và học hiệu quả, nhằm tạo nguồn nhân lực cần thiết cho quá trình phát triển.

Và cũng với thước đo này, hệ thống giáo dục Mỹ- chắc chắn vẫn cần thêm những tiến bộ đáng kể, không có vẻ như đã bị tụt hậu quá xa. Trên thực tế, kể từ kỳ thi quốc tế được tổ chức vào năm 2006, kết quả của học sinh Mỹ trong lĩnh vực khoa học và toán học đã được cải thiện ít nhiều, vươn lên vị trí trung bình trong lĩnh vực khoa học trong khi vẫn duy trì dưới mức trung bình một chút trong lĩnh vực toán học. Kết quả môn đọc của học sinh Mỹ gần như không thay đổi kể từ kỳ thi năm 2003.

Sẽ là không thực tế nếu đòi hỏi nhiều tiến bộ mau chóng hơn. Cũng giống như lời Stuart Kerachsky- phó ủy viên Trung tâm thống kê giáo dục quốc gia-: “Không thể có chuyện “ăn sổi” trong ngành giáo dục”.

Lơ Nguyễn (Foreign Policy)