Để nhân lực không còn là "điểm nghẽn của tăng trưởng đối với Việt Nam”, các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm từ hai đất nước đã đạt nhiều thành tựu trong đào tạo lĩnh vực công.
 
Công chức phải học tập suốt đời?
 
TS. Thang Văn Phúc - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ chia sẻ, một trong những yếu kém hiện nay của hệ thống hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khu vực công có tính quyết định đến công cuộc cải cách hành chính hiện nay của nước ta.
 
Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức theo hướng mỗi người đều cần được phát triển tài năng riêng; tạo thói quen học tập suốt đời, liên tục học hỏi để mỗi công chức đều có đầy đủ phẩm chất, năng lực, trình độ phục vụ tốt cho nền công vụ.
 
Có nhiều khóa học khác nhau dành cho các đối tượng. Khóa học làm quen với công việc dành cho công chức mới được tuyển dụng hoặc mới chuyển công tác từ nơi khác đến; khóa học cơ bản đào tạo để công chức thích ứng với công tác của mình; khóa học nâng cao đào tạo bổ sung, giúp công chức đạt hiệu quả cao nhất trong công việc; khóa học mở rộng tạo điều kiện cho công chức vượt ra khỏi công của mình, có thể làm những công việc liên quan khi cần thiết; khóa đào tạo tiếp tục không chỉ liên quan đến công việc hiện tại của công chức, mà còn nâng cao khả năng làm việc của người đó trong tương lai.
 
{keywords}
Công chức Việt trong giờ học tại ĐH Uppsala - Thuỵ Điển

Các khóa học này liên quan chặt chẽ tới cuộc đời chức nghiệp của công chức và tới việc chỉ định vị trí công việc của công chức.
 
Học viên Sơn Thị Thanh Lộc, dân tộc Khmer, học viên xuất sắc nhất khóa 4 Chương trình Thạc sĩ quản lý Công, ĐH Uppsala (Thuỵ Điển) chia sẻ trong lễ nhận bằng Tốt nghiệp: “ Là một nữ cán bộ được cử đi học, tôi phải vượt qua nhiều khó khăn, sắp xếp việc gia đình, công việc để dành thời gian theo học. Nhưng tôi rất tự hào vì được tham gia khóa học này, tôi kỳ vọng sẽ đem những kiến thức học được từ các thầy Thụy Điển và Việt Nam để giúp đồng bào nơi tôi sinh sống thoát khỏi cảnh đói nghèo”.

Sau khi nhận tấm bằng từ Chương trình Thạc sĩ quản lý Công, ĐH Uppsala (Thuỵ Điển) anh Bùi Thái Quang - phó chánh văn phòng Tổng cục Hải quan, cựu học viên kỳ vọng rằng: "Chương trình giúp các công chức có thêm những bước tiến dài trên con đường chinh phục đỉnh cao tri thức và đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước"

“Thông điểm nghẽn” của tăng trưởng VN

Singapore là quốc gia thành phố, có diện tích và dân số tương đối nhỏ tại Đông Nam Á (diện tích 699,4 km2 và dân số 4,5 triệu người). Tuy nhiên, nền hành chính và công vụ của đất nước này đã có những bước phát triển mạnh mẽ, được xem là một nhân tố chủ đạo làm nên sự thành công của một trong "bốn con rồng châu Á".  

Để có những chất lượng phục vụ hoàn hảo của các cơ quan công quyền, Singapore quan niệm công chức là chìa khóa thành công nên luôn coi trọng yếu tố con người, trọng dụng nhân tài. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm phát huy cao độ tiềm lực của con người được Chính phủ Singapore đặc biệt quan tâm.

{keywords}
Cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển trong 1 buổi nói chuyện chuyên đề tại Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN

Lý giải thành công của Singapore trong việc cải cách hành chính và xây dựng một khu vực công mạnh, TS. Nguyễn Khắc Hùng, chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm về cải cách hành chính - giảng viên Chương trình Thạc sĩ Quản lý Công, ĐH Uppsala (Thuỵ Điển) cho rằng một trong những nguyên nhân là đội ngũ cán bộ trong khu vực công của họ được đào tạo một cách bài bản. Chính vì vậy, TS. Nguyễn Khắc Hùng tin tưởng vào chất lượng đào tạo của ĐH Uppsala (Thuỵ Điển), một cơ sở đào tạo có uy tín, với hàng trăm năm trong lĩnh vực công.

Trong buổi nói chuyện chuyên đề với học viên Chương trình đào tạo Thạc sỹ quản lý Công, Cựu bộ trưởng Trương Đình Tuyển đã chia sẻ: Khoá học về quản lý công góp phần giải bài toán chất lượng nguồn nhân lực để nhân lực không còn là "điểm nghẽn của tăng trưởng đối với Việt Nam".

Thực tế cho thấy, một thể chế công mạnh phải có một đội ngũ cán bộ quản lý nắm vững thuật quản trị. Các dịch vụ công chỉ được cung cấp tốt khi nền hành chính có những cán bộ am hiểu về quản lý công vụ và được trang bị những kỹ năng quản lý điều hành chuyên nghiệp.
 
Để được hỗ trợ thêm thông tin về Chương trình Thạc sĩ quản lý Công liên kết giữa ĐH Uppsala (Thuỵ Điển) và Trường ĐH Kinh tế (ĐHQGHN) liên hệ:

Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế - Trường ĐH Kinh tế (ĐHQGHN)
Phòng 106 - nhà E4, Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN)
144 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 04 3 754 9901 / Hotline: 0947 004 809
Website: cite.edu.vn/

Thúy Ngà