- 6 nhà nghiên cứu, học giả có đóng góp quan trọng cho đời sống học thuật nước nhà sẽ nhận giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh lần ba, năm 2010, tại TP.HCM vào ngày 24/3 tới.
Trong đó, GS Hoàng Tụy được trao giải Giáo dục; ông Lại Nguyên Ân nhận giải Nghiên cứu; dịch giả Phạm Văn Thiều và dịch giả Nguyễn Đôn Phước nhận giải Dịch thuật. Hai giải Việt Nam học sẽ được trao cho Kevin Bowen và Ivo Vasiljev.
GS Hoàng Tụy được coi là “cha đẻ của tối ưu toàn cục” với những thuật ngữ gắn với tên tuổi ông: Tuy’s cut (lát cắt Tụy), Tuy-type algorithm (thuật toán kiểu Tụy), Tuy’s inconsistency condition (điều kiện không tương thích Tụy)...
Dịch giả Phạm Văn Thiều được biết tới với những cuốn sách phổ biến tri thức khoa học ở các lĩnh vực vật lý, thiên văn, toán học. Ông hiện công tác tại Viện Vật lý và là Tổng Biên tập tạp chí Vật lý & Tuổi trẻ.
Còn dịch giả Nguyễn Đôn Phước nhận giải với các tác phẩm dịch kinh tế kinh điển như: Từ điển thuật ngữ kinh tế, Giải Nobel kinh tế, Kinh tế học môi trường...
Kevin Bowen là nhà thơ, dịch giả, giám đốc Trung tâm William Joiner – nghiên cứu về chiến tranh và hậu quả xã hội, ĐH Massachusetts, Boston – Mỹ. Ông là chủ biên một vài số đặc biệt của tạp chí Boston Review, Manoa & Cyphers về thơ ca từ Việt Nam.
Ivo Vasiljev (Czech) có các công trình luận văn tiến sĩ về Ngữ pháp Hán – Việt trong tiếng Việt chuẩn hiện đại, Nghiên cứu về di sản Việt cổ…
Giải thưởng đầu tiên về giáo dục, năm 2009 được trao cho GS Hồ Ngọc Đại.
Trong năm đầu tiên khi giải thưởng khởi xướng (2008), không có lĩnh vực giáo dục, nhưng có giải “Tinh hoa Giáo dục Quốc tế” được trao cho dịch giả Phạm Anh Tuấn với bản dịch “Dân chủ và giáo dục” của John Dewey (Mỹ), và nhóm Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương với bản dịch “Émile hay về giáo dục” của Jean-Jacques Rousseau (Pháp). Đây là bản dịch hai tác phẩm kinh điển của thế giới về triết lý giáo dục.
Giải thưởng do Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh khởi xướng, trao hàng năm vào ngày 24/3 – ngày mất của nhà chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ 20.
Trong đó, GS Hoàng Tụy được trao giải Giáo dục; ông Lại Nguyên Ân nhận giải Nghiên cứu; dịch giả Phạm Văn Thiều và dịch giả Nguyễn Đôn Phước nhận giải Dịch thuật. Hai giải Việt Nam học sẽ được trao cho Kevin Bowen và Ivo Vasiljev.
GS Hoàng Tụy được coi là “cha đẻ của tối ưu toàn cục” với những thuật ngữ gắn với tên tuổi ông: Tuy’s cut (lát cắt Tụy), Tuy-type algorithm (thuật toán kiểu Tụy), Tuy’s inconsistency condition (điều kiện không tương thích Tụy)...
GS Hoàng Tụy. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Dịch giả Phạm Văn Thiều được biết tới với những cuốn sách phổ biến tri thức khoa học ở các lĩnh vực vật lý, thiên văn, toán học. Ông hiện công tác tại Viện Vật lý và là Tổng Biên tập tạp chí Vật lý & Tuổi trẻ.
Còn dịch giả Nguyễn Đôn Phước nhận giải với các tác phẩm dịch kinh tế kinh điển như: Từ điển thuật ngữ kinh tế, Giải Nobel kinh tế, Kinh tế học môi trường...
Kevin Bowen là nhà thơ, dịch giả, giám đốc Trung tâm William Joiner – nghiên cứu về chiến tranh và hậu quả xã hội, ĐH Massachusetts, Boston – Mỹ. Ông là chủ biên một vài số đặc biệt của tạp chí Boston Review, Manoa & Cyphers về thơ ca từ Việt Nam.
Ivo Vasiljev (Czech) có các công trình luận văn tiến sĩ về Ngữ pháp Hán – Việt trong tiếng Việt chuẩn hiện đại, Nghiên cứu về di sản Việt cổ…
Giải thưởng đầu tiên về giáo dục, năm 2009 được trao cho GS Hồ Ngọc Đại.
Trong năm đầu tiên khi giải thưởng khởi xướng (2008), không có lĩnh vực giáo dục, nhưng có giải “Tinh hoa Giáo dục Quốc tế” được trao cho dịch giả Phạm Anh Tuấn với bản dịch “Dân chủ và giáo dục” của John Dewey (Mỹ), và nhóm Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương với bản dịch “Émile hay về giáo dục” của Jean-Jacques Rousseau (Pháp). Đây là bản dịch hai tác phẩm kinh điển của thế giới về triết lý giáo dục.
Giải thưởng do Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh khởi xướng, trao hàng năm vào ngày 24/3 – ngày mất của nhà chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ 20.
- Vân Phong