- Theo dõi loạt bài viết về ‘cơn sốt’ giáo dục PISA’, bạn Phạm Ngọc Duy, nghiên cứu sinh quản lý giáo dục tại trường Boston College (Mỹ) gửi tới VietNamNet bài viết mang tựa đề “Không phải quá lo về Thượng Hải” đăng trên tạp chí Tuần báo Giáo dục.
Tác giả của bài viết là 2 giáo sư Vanessa L.Fong (ĐH Harvard) và Phillip G.Altbach (Trường Boston College).
Trong phần mở đầu, 2 GS cho rằng, xếp hạng điểm thi của PISA không phản ánh đúng xếp hạng năng lực thật của học sinh Mỹ so với các nước khác.
Tuy nhiên, xem xét những gì xảy ra ở Thượng Hải, có thể rút ra bài học từ những điểm tích cực và cả hạn chế trong cách làm của họ.
Dưới đây là phân tích của các tác giả.
Phần 1: Học hành là con đường duy nhất
Có nhiều nhân tố khiến người Trung Quốc luôn đặt việc học lên hàng đầu.
Trong một thời gian dài, học hành là con đường chủ yếu để thành danh và có vị thế cao trong xã hội.
Hệ thống khoa cử trong chế độ phong kiến đã ăn sâu vào văn hóa và kinh tế- chính trị Trung Hoa trong gần hai ngàn năm, cho đến khi xuất hiện hình thức thi vượt rào vào trung học và đại học hồi đầu thế kỷ 20.
Thời điểm đó, sự mất ổn định chính trị và tiếp theo là sự thay đổi quá nhanh của xã hội khiến cho học hành trở thành con đường chắc chắn duy nhất để thành công.
Thêm vào đó, chế độ một con của Trung Quốc cũng khiến các bậc phụ huynh tăng cường đầu tư và khuyến khích trẻ em học tập.
Tuy nhiên, khi khoảng cách giàu nghèo trong xã hội gia tăng do kết quả của cải cách kinh tế, không phải ai cũng có điều kiện đầu tư như nhau.
Ngoài ra, các gia đình Trung Quốc còn phải chịu những sức ép khác như lương hưu và bảo hiểm y tế thấp trong khi chi phí cho nhà cửa, giáo dục và chăm sóc y tế lại quá cao.
Dễ hiểu rằng, để đối phó với những sức ép xã hội ấy, trẻ em buộc phải học giỏi để thành công trong cuộc sống.
Ngoài ra, hầu hết trẻ em thành thị ở Trung Quốc là con một, nghĩa là chúng cần phải kiếm một công việc đủ tốt để lo cho gia đình riêng và cả cha mẹ già.
Tuy nhiên, chỉ có một số rất ít những người có bằng cấp tốt mới có khả năng tiếp cận những công việc này. Cần phải biết rằng, cánh cửa vào trung học và ĐH ở Trung Quốc là rất hẹp.
Theo số liệu thống kê năm 2008 của UNESCO, chỉ 76% thiếu niên lứa tuổi học trung học được đến trường, và chỉ 23% thanh niên được vào ĐH, CĐ.
Nếu trẻ bị thua trong cuộc chiến học hành, cha mẹ chúng sẽ không còn chỗ dựa nào khác. Bản thân trẻ cũng sẽ chẳng có anh chị em để giúp đỡ nhau trong hoạn nạn.
Do đó, cuộc chiến khốc liệt trong học tập là dễ hiểu khi mọi đứa trẻ đều muốn trở thành người chiến thắng. Nếu không, chúng không có cơ hội nào khác.
Một lý do nữa là, các trường trung học và đại học xét tuyển dựa vào kết quả của một kỳ thi chứ không phải là điểm trong quá trình học hoặc thành tích hoạt động ngoại khóa.
Hệ quả là, học sinh chỉ tập trung chủ yếu vào luyện các kỹ năng tư duy phê phán, khả năng tập trung và ghi nhớ - đặc trưng của PISA và những kỳ thi tương tự.
Từ lớp một trở đi, học sinh ở trường cả ngày, luyện thi và làm các bài thi thử. Trẻ cũng bị sức ép từ cha mẹ và giáo viên để phải thi đạt điểm càng cao càng tốt.
Buổi tối, cuối tuần và ngày nghỉ lễ được dành cho bài tập về nhà, gia sư và các trường luyện thi. Ở Mỹ, giáo viên là người quyết định khả năng vào đại học của học sinh thông qua việc chấm điểm học tập hàng ngày.
Tuy nhiên, nhiệm vụ của giáo viên Trung Quốc chủ yếu lại là hướng dẫn, luyện thi và làm tất cả mọi thứ có thể để giúp học sinh đạt được điểm cao trong các kỳ thi vượt rào.
Những giáo viên đào tạo được học sinh thành công không chỉ được hưởng thù lao cho kết quả công việc tốt, mà còn có được uy tín, sự thăng tiến, tiền thưởng, việc làm ở các trường tốt hơn, tiền công làm gia sư cao hơn, và mối quan hệ lâu dài với những học sinh thành đạt đã chịu ơn họ.
Phần 2: Thử soi vào bối cảnh Thượng Hải
VietNamNet cảm ơn bạn Phạm Ngọc Duy và mong nhận được những chia sẻ bổ ích khác của các bạn theo email: hanh.le@vietnamnet.vn.
Tác giả của bài viết là 2 giáo sư Vanessa L.Fong (ĐH Harvard) và Phillip G.Altbach (Trường Boston College).
Trong phần mở đầu, 2 GS cho rằng, xếp hạng điểm thi của PISA không phản ánh đúng xếp hạng năng lực thật của học sinh Mỹ so với các nước khác.
Tuy nhiên, xem xét những gì xảy ra ở Thượng Hải, có thể rút ra bài học từ những điểm tích cực và cả hạn chế trong cách làm của họ.
Dưới đây là phân tích của các tác giả.
Hình ảnh minh hoạ trên tờ Foreign Policy trong bài báo "Học sinh Mỹ tụt lại phía sau? |
Có nhiều nhân tố khiến người Trung Quốc luôn đặt việc học lên hàng đầu.
Trong một thời gian dài, học hành là con đường chủ yếu để thành danh và có vị thế cao trong xã hội.
Hệ thống khoa cử trong chế độ phong kiến đã ăn sâu vào văn hóa và kinh tế- chính trị Trung Hoa trong gần hai ngàn năm, cho đến khi xuất hiện hình thức thi vượt rào vào trung học và đại học hồi đầu thế kỷ 20.
Thời điểm đó, sự mất ổn định chính trị và tiếp theo là sự thay đổi quá nhanh của xã hội khiến cho học hành trở thành con đường chắc chắn duy nhất để thành công.
Thêm vào đó, chế độ một con của Trung Quốc cũng khiến các bậc phụ huynh tăng cường đầu tư và khuyến khích trẻ em học tập.
Tuy nhiên, khi khoảng cách giàu nghèo trong xã hội gia tăng do kết quả của cải cách kinh tế, không phải ai cũng có điều kiện đầu tư như nhau.
Ngoài ra, các gia đình Trung Quốc còn phải chịu những sức ép khác như lương hưu và bảo hiểm y tế thấp trong khi chi phí cho nhà cửa, giáo dục và chăm sóc y tế lại quá cao.
Dễ hiểu rằng, để đối phó với những sức ép xã hội ấy, trẻ em buộc phải học giỏi để thành công trong cuộc sống.
Ngoài ra, hầu hết trẻ em thành thị ở Trung Quốc là con một, nghĩa là chúng cần phải kiếm một công việc đủ tốt để lo cho gia đình riêng và cả cha mẹ già.
Tuy nhiên, chỉ có một số rất ít những người có bằng cấp tốt mới có khả năng tiếp cận những công việc này. Cần phải biết rằng, cánh cửa vào trung học và ĐH ở Trung Quốc là rất hẹp.
Theo số liệu thống kê năm 2008 của UNESCO, chỉ 76% thiếu niên lứa tuổi học trung học được đến trường, và chỉ 23% thanh niên được vào ĐH, CĐ.
Nếu trẻ bị thua trong cuộc chiến học hành, cha mẹ chúng sẽ không còn chỗ dựa nào khác. Bản thân trẻ cũng sẽ chẳng có anh chị em để giúp đỡ nhau trong hoạn nạn.
Do đó, cuộc chiến khốc liệt trong học tập là dễ hiểu khi mọi đứa trẻ đều muốn trở thành người chiến thắng. Nếu không, chúng không có cơ hội nào khác.
Một lý do nữa là, các trường trung học và đại học xét tuyển dựa vào kết quả của một kỳ thi chứ không phải là điểm trong quá trình học hoặc thành tích hoạt động ngoại khóa.
Hệ quả là, học sinh chỉ tập trung chủ yếu vào luyện các kỹ năng tư duy phê phán, khả năng tập trung và ghi nhớ - đặc trưng của PISA và những kỳ thi tương tự.
Từ lớp một trở đi, học sinh ở trường cả ngày, luyện thi và làm các bài thi thử. Trẻ cũng bị sức ép từ cha mẹ và giáo viên để phải thi đạt điểm càng cao càng tốt.
Buổi tối, cuối tuần và ngày nghỉ lễ được dành cho bài tập về nhà, gia sư và các trường luyện thi. Ở Mỹ, giáo viên là người quyết định khả năng vào đại học của học sinh thông qua việc chấm điểm học tập hàng ngày.
Tuy nhiên, nhiệm vụ của giáo viên Trung Quốc chủ yếu lại là hướng dẫn, luyện thi và làm tất cả mọi thứ có thể để giúp học sinh đạt được điểm cao trong các kỳ thi vượt rào.
Những giáo viên đào tạo được học sinh thành công không chỉ được hưởng thù lao cho kết quả công việc tốt, mà còn có được uy tín, sự thăng tiến, tiền thưởng, việc làm ở các trường tốt hơn, tiền công làm gia sư cao hơn, và mối quan hệ lâu dài với những học sinh thành đạt đã chịu ơn họ.
Phần 2: Thử soi vào bối cảnh Thượng Hải
- Phạm Ngọc Duy (chuyển ngữ)
VietNamNet cảm ơn bạn Phạm Ngọc Duy và mong nhận được những chia sẻ bổ ích khác của các bạn theo email: hanh.le@vietnamnet.vn.