- Tại lễ hội “Du học Nhật Bản” tổ chức tại Hà Nội, ông Genichiro Shimura, Giám đốc Tổ chức Hữu nghị Quốc tế Nhật Bản (Bộ Giáo dục Nhật Bản) – đơn vị tổ chức cuộc thi viết "Luận về Nhật Bản" đã có trao đổi với VietNamNet.
|
Giới thiệu trường ĐH cho học sinh Việt Nam |
Từ cuộc thi...
- Cho đến cuộc thi lần 2 này chất lượng cuộc thi ra sao và sự hiểu biết của các thí sinh Việt Nam về Nhật Bản như thế nào?
Cuộc thi năm nay số lượng thí sinh nộp bài đã tăng lên gấp đôi, so với khoảng 2700 lần đầu tiên năm ngoái. Điều đó chứng tỏ là sự quan tâm của các em đối với Nhật Bản tăng rất nhanh, vượt mức chờ đợi.
Đây chỉ là số lượng của khu vực Hà Nội, còn khu vực TP.HCM mới tổ chức lần đầu nên sang năm mới có số liệu so sánh. Năm nay, khu vực TP.HCM mới chỉ được khoảng 1.000 bài.
Riêng với khu vực Hà Nội, với số lượng bài tăng lên như vậy, chất lượng bài cũng tăng.
Mặt khác, đề tài năm nay cũng rộng hơn là viết về sự kiện Nhật Bản mà bạn yêu thích, chẳng hạn như kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Với những đề tài như vậy các em có nhiều góc nhìn khác nhau, như môi trường, điều kiện sống, hay vấn đề thể thao. Thậm chí cả đề tài phim hoạt hình của Nhật Bản. Nhờ vậy mà góc nhìn của các em rất rộng và rất khác nhau, và qui mô trong từng bài cũng tăng lên rất nhiều so với năm ngoái.
- Những cuộc thi kiểu như tìm hiểu về nước Nhật như thế này các ông đã tổ chức ở nước ngoài chưa, hay Việt Nam là nước đầu tiên?
Đối với Bộ Giáo dục Nhật Bản thì đây là lần đầu tiên tổ chức ở nước ngoài.
- Vì sao? Vì Việt Nam có truyền thống tổ chức những cuộc thi với nội dung tương tự nên dễ thành công?
Thế à? Chúng tôi chỉ nghĩ, với tư cách là nhà giáo dục, chỉ muốn các em thể hiện ý nghĩ của các em về nước Nhật Bản lên văn bản như thế nào, bởi việc nói ra và viết ra là hai việc hoàn toàn khác nhau. Bởi viết đòi hỏi phải có hình thành cách suy nghĩ và khả năng tóm lược lại, kết cấu, văn phong phải ngắn gọn nhất để biểu thị suy nghĩ đó.
Và điều đó rất quan trọng với ngành giáo dục nói chung, ngoài mục tiêu kích thích sự tìm hiểu của các em về nước Nhật.
|
Ông Shimura |
- Xin được hỏi ông nhận định thế nào về phương thức dùng phim ảnh để quảng bá về đất nước như Hàn Quốc đang làm?
Hàn Quốc đang rất thành công với hình thức này, mặc dù Nhật Bản cũng có cách làm tương tự thông qua phim ảnh để truyền bá văn hóa ra thế giới. Nhưng tôi muốn nhắc lại, chúng tôi là những nhà giáo dục, vì vậy chúng tôi chọn cách phù hợp và hiệu quả nhất, theo suy nghĩ của chúng tôi, để tác động vào đối tượng học sinh phổ thông.
- Tại sao ông lại nghĩ ra ý tưởng tổ chức cuộc thi này?
Tôi muốn có ngày càng nhiều em học sinh tìm hiểu và biết nhiều hơn về Nhật Bản, và chỉ có hình thức thi viết luận như thế này mới thu hút được sự tham gia có số đông.
Đến quảng bá ĐH Nhật
- Lý do ông lại tổ chức lễ trao giải thưởng tìm hiểu về Nhật Bản gắn với hoạt động quảng bá của các trường ĐH Nhật Bản thông qua “Triển lãm Du học”? Bởi tôi nghĩ, các trường Nhật Bản tham gia triển lãm này đều tuyển học sinh theo kiểu thu học phí?
Trước hết, khi các em học sinh tham gia cuộc thi này quan tâm đến Nhật Bản, thì các trường ĐH Nhật ở đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết để những gia đình có điều kiện có thể xem xét chọn Nhật Bản là nước du học, thay vì nước khác.
Ngoài ra, với những em không có năng lực tài chính, nhưng học giỏi, có thể thông qua các chương trình do Bộ Giáo dục Nhật Bản và Đại Sứ quán Nhật giới thiệu để tham gia tìm vận may.
- Tôi biết rằng trong số học bổng chính phủ Nhật cung cấp vẫn có một số được cung cấp cho những người học bằng tiếng Anh bên các trường đại học của Nhật. Theo ông, học bằng tiếng Anh bên Nhật có hiệu quả không? Ý tôi là so sánh với học bằng tiếng Nhật.
|
Trao giải cho các học sinh sinh viên có bài luận xuất sắc |
Ý kiến của riêng của tôi là đã sang Nhật thì tốt nhất nên học bằng tiếng Nhật. Bởi nhờ có tiếng Nhật, anh mới tìm hiểu được xã hội, văn hóa Nhật một cách hiệu quả nhất. Và, hơn nữa, anh hiểu tiếng Nhật và văn hóa Nhật, anh càng dễ được xã hội chấp nhận hơn, và qua đó học thêm được nhiều thứ từ người Nhật hơn.
Tuy nhiên, chắc chắn khi chính phủ Nhật đã cấp học bổng cho du học sinh học bằng tiếng Anh sang Nhật học, tức là việc dạy bằng tiếng Anh bên Nhật cũng đạt chất lượng nhất định.
- Những người nghiên cứu về Nhật đều nói rằng quá trình xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu của Nhật là một thế mạnh của Nhật đúng không ạ?
Đúng thế. Một lý do Nhật Bản là một quốc đảo, nên mỗi nguồn thông tin, hay cơ sở dữ liệu, đều được xác nhận hai chiều, chứ không từ một nguồn đơn lẻ, và không để xảy ra bất cứ một sai sót nào. Chúng tôi sợ thông tin sai lệch sẽ tác động đến nhiều người.
- Thế còn Việt Nam, qua kinh nghiệm hơn mười năm làm việc của ông?
Ở Việt Nam cơ sở dữ liệu khá tồi. Điều đó ảnh hưởng tới chất lượng của các nghiên cứu, thậm chí việc hoạch định chính sách, bởi con số thống kê không chuẩn.
Trong lĩnh vực đào tạo nghề, tôi đang xúc tiến ý tưởng lập ra các trường đào tạo về các kỹ năng như vậy, như làm việc hay thu thập thông tin, để sinh viên sau khi tốt nghiệp ở trường có thể vào làm tài các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật.
- Tại sao lại là doanh nghiệp Nhật? Có phải ông sợ những điều hay ho mà họ học được sẽ bị phai nhạt đi - nếu họ là làm trong môi trường Việt Nam?
Tôi e là đúng như vậy, bởi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa môi trường đào tạo và môi trường làm việc.
- Huỳnh Phan