- Từ khi bắt đầu Đổi mới, Việt Nam đã và đang trải qua một quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ.

MỜI CÁC BẠN THAM GIA GIAO LƯU TRỰC TUYẾN VỚI CHỦ ĐỀ:KỸ NĂNG CHO PHÁT TRIỂN, GÓC NHÌN DOANH NGHIỆP.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA

{keywords}

Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thực tập trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Mai Kỳ/World Bank

Nếu đầu những năm 1990, phần lớn người dân Việt Nam vẫn còn làm nghề nông thì hiện nay, gần một phần ba lực lượng lao động của Việt Nam là những người làm công ăn lương trong các lĩnh vực phi nông nghiệp. Hầu hết lao động trẻ hôm nay muốn tìm và tìm được việc làm ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ hay xây dựng. Xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong tương lai.

Khi đất nước đang chuyển mình để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động tương lai với vị thế của một nền kinh tế công nghiệp hóa với mức thu nhập trung bình, thì việc nắm bắt được nhu cầu của người sử dụng lao động đối với lực lượng lao động và kỹ năng nghề ngày càng trở nên quan trọng. Đó chính là lý do vì sao gần đây Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Ngân hàng Thế giới đã thực hiện một cuộc khảo sát với trên 350 công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Người sử dụng lao động có rất nhiều ý kiến thú vị. Trước hết, phần lớn người sử dụng lao động cho biết họ cảm thấy không hài lòng với chất lượng giáo dục và tay nghề của lực lượng lao động hiện có, đặc biệt là chất lượng và tay nghề của các kỹ sư và các kỹ thuật viên. Các doanh nghiệp chú trọng vào đổi mới sáng tạo và xuất khẩu là các doanh nghiệp cảm thấy ít hài lòng nhất với hệ thống giáo dục và đào tạo hiện nay. Vậy những kỹ năng nghề gì mà người sử dụng lao động đang tìm kiếm nhưng các ứng viên hiện nay chưa đáp ứng được?

Người sử dụng lao động xác định các kỹ năng kỹ thuật cụ thể cho công việc là những kỹ năng quan trọng nhất mà họ tìm kiếm khi tuyển dụng, cả đối với giới công chức, nhân viên văn phòng và giới công nhân. Ví dụ, đối với một người thợ điện, các kỹ năng kỹ thuật này là thực hành.

Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng luôn luôn tìm kiếm các kỹ năng mà giới chuyên môn gọi là kỹ năng “nhận thức” và “xã hội”, hoặc “ứng xử”.

Ngoài ra, bên cạnh các kỹ năng kỹ thuật cụ thể cho công việc, kỹ năng làm việc theo nhóm và giải quyết vấn đề cũng là các kỹ năng quan trọng đối với người công nhân. Đối với công chức và nhân viên văn phòng, người sử dụng lao động tìm kiếm các kỹ năng như tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, theo ý kiến của các nhà quản lý tại một số công ty chuyên về kỹ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh mà tôi có dịp được tiếp xúc gần đây, các sinh viên mới tốt nghiệp đại học hiện nay thường lại thiếu các kỹ năng này.

Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam? Trước hết, các trường đại học và cơ sở đào tạo nghề cần phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp. Có rất nhiều cơ hội để tạo ra các mối liên kết tốt hơn giữa người sử dụng lao động và các trường đại học và trường nghề, chẳng hạn như thông qua sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc xác định nội dung đào tạo, tạo điều kiện nhiều hơn cho thực tập và tuyển dụng tại các doanh nghiệp, cũng như việc cung cấp trang thiết bị cho nhà trường. Thành công đòi hỏi sự thay đổi tư duy ở cả hai phía.

Chúng ta đã có nhiều ví dụ về các mối quan hệ đối tác đầy hứa hẹn như vậy ở Việt Nam. Chẳng hạn, Đại học Đà Nẵng đã xây dựng được một mô hình chương trình giảng dạy sáng tạo trong đó kết hợp đào tạo hàn lâm tại nhà trường với thực hành tại các doanh nghiệp để cung cấp cho sinh viên kinh nghiệm làm việc thực tế và các kỹ năng kỹ thuật và ứng xử theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

Thứ hai, chiến lược kỹ năng nghề của Việt Nam không nên chỉ trông cậy vào hệ thống giáo dục đại học và đào tạo nghề. Kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng làm việc nhóm có thể được học từ sớm hơn rất nhiều - ở bậc mầm non, tiểu học và trung học. Đối với người sử dụng lao động, những gì mà lớp trẻ học được, hoặc chưa học được ở bậc giáo dục phổ thông, cũng quan trọng như những gì họ học được ở bậc đại học và đào tạo .

Một điều đáng ngạc nhiên khác nữa là quan điểm của những người sử dụng lao động Việt Nam rất giống với quan điểm của người sử dụng lao động ở các nước có nền kinh tế thu nhập cao hoặc trung bình cao. Họ đều cho rằng các kỹ năng tư duy phản biện  và giao tiếp là các kỹ năng thường được yêu cầu nhưng lại hay thiếu ở người lao động. Điều này cho thấy đây chính là những kỹ năng nghề nghiệp quan trọng và cần thiết đối với mọi ngành nghề và sẽ không bao giờ lỗi thời.

Kinh nghiệm từ các nền kinh tế thu nhập cao và trung bình cao cũng chỉ ra rằng việc xây dựng thành công lực lượng lao động có tay nghề cao đồng nghĩa với việc đem lại cho người sử dụng lao động vào một vai trò nổi bật hơn và tiếng nói mạnh mẽ hơn. Việt Nam nên bắt đầu với việc hỏi người sử dụng lao động về những gì họ cần và mời gọi sự đóng góp của họ. Bạn nghĩ sao về điều này

MỜI CÁC BẠN THAM GIA GIAO LƯU TRỰC TUYẾN VỚI CHỦ ĐỀ:KỸ NĂNG CHO PHÁT TRIỂN, GÓC NHÌN DOANH NGHIỆP.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA

  • Christian Bodewig (Ðiều phối viên Quốc gia về Phát triển Con người của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam)