Do thu nhập thấp, áp lực công việc nặng nề, nhiều giáo viên mầm non nghỉ việc trong lúc nguồn đầu vào ít ỏi, không đáp ứng đủ nhu cầu xã hội
Theo Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD-ĐT, cả nước còn thiếu trên 20.000 giáo viên mầm non (GVMN) để thực hiện đề án phổ cập cho trẻ mầm non 5 tuổi vào năm 2015. Riêng tại TPHCM, hiện thiếu hơn 2.000 giáo viên, nhiều trường đã phải đưa bảo mẫu lên thay thế.
Lắm áp lực
Nhiều chuyên gia về giáo dục nhìn nhận ngoài thu nhập thấp, chính bài toán giữ người hiện nay đang nan giải nên không ít trường hợp trường đã tuyển đủ giáo viên nhưng qua một thời gian ngắn lại thiếu vì giáo viên xin nghỉ việc. Trong đó, những áp lực từ công việc cũng khiến không ít người phải “dứt áo” ra đi.
Bà Lê Thị Kim Vân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Lư (quận 1), tâm sự: “Nhiều nơi bảo tôi xài sang vì trong trường cứ mỗi lớp có 2 giáo viên và 1 bảo mẫu. Năm học này, Phòng GD-ĐT chỉ hợp đồng trả lương cho 7 bảo mẫu nhưng vì có 8 lớp nên tôi xin hội phụ huynh tuyển thêm.
Mỗi người có một công việc và phận sự khác nhau. Nếu lấy người học sư phạm để lau chùi, cọ rửa nhà vệ sinh mới là xài sang. Ngành giáo dục cứ kêu gọi giảm tải cho giáo viên nhưng lại gia tăng sự thiếu thốn, một người làm công việc của nhiều người thì làm sao giảm tải được”.
Một ngày làm việc của GVMN theo quy định là 7 giờ đến và 17 giờ về. Tuy nhiên, nhiều hiệu trưởng cho biết thực tế giáo viên phải đến từ rất sớm để đón trẻ và chỉ được ra về khi trường đã hết trẻ. “Không ít giáo viên nói với tôi họ hầu như không biết đến ăn sáng là gì vì áp lực về thời gian. Giờ giải lao cũng chẳng dám chạy đi ăn vì không dám bỏ lớp, xảy ra chuyện gì thì hậu quả khôn lường”- bà Vân chia sẻ.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non của Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết giáo viên làm việc trong lớp đông trẻ thường bị áp lực cao, nhất là những ngày đầu tiếp nhận trẻ mới ở các lớp mầm và nhóm nhà trẻ. Bà Thanh cũng thừa nhận không ít trường, vì hiệu trưởng muốn tiết kiệm không xin thêm giáo viên cho các lớp tăng sĩ số, lại không có bảo mẫu nên giáo viên phải làm việc rất vất vả, dễ stress.
Nhiều GVMN kể chỉ cần một vết muỗi đốt trên người trẻ, có phụ huynh sẵn sàng thông cảm nhưng cũng có người bù lu bù loa lên, thậm chí hăm dọa cả cô giáo.
Tuyển trước, đào tạo sau?
Do thiếu nhiều GVMN nên trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay, Sở GD-ĐT TPHCM có chủ trương tư vấn để hướng học sinh THPT theo ngành này. Tuy nhiên, chính những người trong cuộc cũng đang băn khoăn vì chủ trương khó thành hiện thực.
Bà Vân bày tỏ muốn giảm áp lực cho giáo viên, trước hết hãy giảm thời gian lao động cho họ. Thay vì 17 giờ được về thì cho giáo viên làm việc theo ca (12 giờ được về). Nếu được dư thời gian, giáo viên nào nghèo có thể đi làm thêm để tăng thu nhập, người đủ điều kiện thì học thêm để nâng cao kiến thức.
Chỉ như vậy, ngành mới giữ được giáo viên lâu dài. Để bổ sung nguồn giáo viên còn thiếu, có thể tuyển học sinh tốt nghiệp THPT, sau đó mở các lớp bồi dưỡng, vì suy cho cùng giáo dục mầm non mang tính gia đình nên chỉ cần ai yêu trẻ, yêu nghề đều có thể làm được.
Theo Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD-ĐT, cả nước còn thiếu trên 20.000 giáo viên mầm non (GVMN) để thực hiện đề án phổ cập cho trẻ mầm non 5 tuổi vào năm 2015. Riêng tại TPHCM, hiện thiếu hơn 2.000 giáo viên, nhiều trường đã phải đưa bảo mẫu lên thay thế.
Lắm áp lực
Bà Lê Thị Kim Vân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Lư (quận 1), tâm sự: “Nhiều nơi bảo tôi xài sang vì trong trường cứ mỗi lớp có 2 giáo viên và 1 bảo mẫu. Năm học này, Phòng GD-ĐT chỉ hợp đồng trả lương cho 7 bảo mẫu nhưng vì có 8 lớp nên tôi xin hội phụ huynh tuyển thêm.
Mỗi người có một công việc và phận sự khác nhau. Nếu lấy người học sư phạm để lau chùi, cọ rửa nhà vệ sinh mới là xài sang. Ngành giáo dục cứ kêu gọi giảm tải cho giáo viên nhưng lại gia tăng sự thiếu thốn, một người làm công việc của nhiều người thì làm sao giảm tải được”.
Một ngày làm việc của GVMN theo quy định là 7 giờ đến và 17 giờ về. Tuy nhiên, nhiều hiệu trưởng cho biết thực tế giáo viên phải đến từ rất sớm để đón trẻ và chỉ được ra về khi trường đã hết trẻ. “Không ít giáo viên nói với tôi họ hầu như không biết đến ăn sáng là gì vì áp lực về thời gian. Giờ giải lao cũng chẳng dám chạy đi ăn vì không dám bỏ lớp, xảy ra chuyện gì thì hậu quả khôn lường”- bà Vân chia sẻ.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non của Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết giáo viên làm việc trong lớp đông trẻ thường bị áp lực cao, nhất là những ngày đầu tiếp nhận trẻ mới ở các lớp mầm và nhóm nhà trẻ. Bà Thanh cũng thừa nhận không ít trường, vì hiệu trưởng muốn tiết kiệm không xin thêm giáo viên cho các lớp tăng sĩ số, lại không có bảo mẫu nên giáo viên phải làm việc rất vất vả, dễ stress.
Nhiều GVMN kể chỉ cần một vết muỗi đốt trên người trẻ, có phụ huynh sẵn sàng thông cảm nhưng cũng có người bù lu bù loa lên, thậm chí hăm dọa cả cô giáo.
Tuyển trước, đào tạo sau?
Do thiếu nhiều GVMN nên trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay, Sở GD-ĐT TPHCM có chủ trương tư vấn để hướng học sinh THPT theo ngành này. Tuy nhiên, chính những người trong cuộc cũng đang băn khoăn vì chủ trương khó thành hiện thực.
Bà Vân bày tỏ muốn giảm áp lực cho giáo viên, trước hết hãy giảm thời gian lao động cho họ. Thay vì 17 giờ được về thì cho giáo viên làm việc theo ca (12 giờ được về). Nếu được dư thời gian, giáo viên nào nghèo có thể đi làm thêm để tăng thu nhập, người đủ điều kiện thì học thêm để nâng cao kiến thức.
Chỉ như vậy, ngành mới giữ được giáo viên lâu dài. Để bổ sung nguồn giáo viên còn thiếu, có thể tuyển học sinh tốt nghiệp THPT, sau đó mở các lớp bồi dưỡng, vì suy cho cùng giáo dục mầm non mang tính gia đình nên chỉ cần ai yêu trẻ, yêu nghề đều có thể làm được.
Áp lực nặng nề nhất: Cấp trên
Trong một khảo sát mới nhất
về môi trường giáo dục ở trường mầm non vừa được Khoa Giáo dục Mầm non
Trường ĐH Sài Gòn thực hiện, kết quả cho thấy khi được hỏi về áp lực lao
động, có tới 87% GVMN trả lời rằng họ bị áp lực nặng nề nhất là từ cấp
trên (như thanh tra thiếu thiện chí, cư xử tùy tiện, không công bằng,
giao nhiều công việc thiếu khoa học, thiếu tổ chức, làm mệt mỏi…).
Trong khi đó, chỉ 64% câu trả lời có bị áp lực từ trẻ. Môi trường lao động cũng rất đáng lưu ý vì theo khảo sát này chỉ có 40% là hài lòng với mối quan hệ giữa giáo viên và đồng nghiệp, nguyên nhân dẫn đến không hài lòng chính là tính ích kỷ, không chia sẻ, ganh tị, nói xấu nhau… |
-
Đặng Trinh