- Lời tòa soạn: Câu chuyện về những phụ huynh ngồi bàn đầu là quan sát của một người mẹ đang có con tới trường, gợi lên  nhiều suy nghĩ về cách ứng xử. Dưới đây là nội dung bài viết.

{keywords}
Ảnh minh họa

Ai thường ngồi bàn đầu trong những lần họp phu huynh? Đó thường là những bố mẹ trong Ban phụ huynh học sinh của lớp, giàu có, ăn mặc lịch sự, dáng dấp trang trọng, làm kinh doanh hoặc văn phòng...

Trong cuộc họp gần đây nhất, khi ngồi bàn thứ 2, mặc dù đi dép lê và ăn măc không đẹp nhưng vẫn là dân văn phòng, tôi đã nghe lỏm được từ bàn đầu một câu chuyện như sau:

Nhân vật: 3 người, gồm có 1 Trưởng ban phụ huynh (TBPH), và hai Phó ban Phụ huynh (PBPH1 và PBPH2) .

- TBPH: Thôi, tí nữa ai lên phát biểu đi, em ngại lắm, chả biết nói gì.

- PBPH1: Cứ phát biểu đi, mọi thứ trong giấy rồi, có gì mà ngại.

- PHPH2: Cứ nói bừa đi, ai bảo làm TBPH

- TBPH: Ham hố gì cái chức ấy, chẳng qua thằng bé nhà em nó hơi ì, làm thế thì cô mới quý, rồi quan tâm đến con mình.

Trưởng ban phụ huynh thừa nhận mình làm nhiệm vụ đó chỉ vì con, nghĩa là không hào hứng gì với phong trào lớp cả. Nhưng có ngại nói thì mọi chuyện vẫn phải diễn ra theo đúng trình tự, TBPH vẫn phải lên phát biểu, dù đọc không được lưu loát cho lắm. Ở dưới, 2 PBPH thì thầm:

- PBPH1: Đấy, nhìn như thế mà kiếm được phi công trẻ, kém 3 tuổi nhá, đẹp trai. May mà thằng con giống bố

- PBPH1 + PBPH2: hé hé…há há…

- PBPH2: Bà nầy làm gì mà giầu thế?

- PBPH1: Có lộc đất đai

- PBPH2: Chắc lúc kiếm phi công, cũng phải các thêm vài miếng đất đấy nhỉ?

- PBPH1+ PBPH2: lại hé hé…há há…

Vậy là, dù mấy câu chuyện của các bố mẹ trong Ban phụ huynh chả liên quan gì đến tình hình của lớp nhưng đến cuối buổi, sau khi nhận đóa hoa tươi thắm từ tay họ, cô giáo vẫn cùng các phụ huynh khác hoan hô nhiệt liệt để cám ơn sự quan tâm đặc biệt ấy.

Tôi nhớ đến lần đi họp phụ huynh đầu tiên cho con, cũng vẫn lớp này, các phụ huynh này, và với vấn đề tương tự như thế này, tôi có ngồi gần mẹ của HA.

Chị ấy mặc quần áo cũ, gần như bộ đồ ngủ, áo một màu hoa, và quần một màu hoa khác, nói chung chả liên quan gì đến nhau. Chị ấy bế theo đứa con nhỏ, chắc hơn một tuổi vì giữa giờ họp, cháu vẫn vạch áo mẹ ra đòi bú. Chị nhìn quanh, toàn một ánh mắt khó chịu và bực bội. Chị dỗ con, nó càng gáo tướng lên, cô giáo phải ngừng lại, buổi họp gián đoạn. Chị quay sang tôi bảo: “Chắc phải về gửi thằng bé thôi”. Chị chạy về nhà, chỉ một lát sau lại đến, mặt đỏ bừng, thở hổn hển: “May quá nhờ người trông hộ rồi”. Nhìn chị chăm chú nghe cô giáo nói về tình hình học tập của các con mà tôi đâm ngượng. Một lần, tôi đã nghe cô Chủ nhiệm tấm tắc khen chị: “Nhìn mẹ thế này thôi mà rất hiếu học đấy, bài nào con chưa hiểu là gọi hỏi cô bằng được để giảng cho con”. Lúc ấy tôi nghĩ, sao một chị bán trứng gà, trứng vịt ở rìa đường lại thèm học đến thế, chắc là muốn con thay đổi vận mệnh, để không giống mình, để giàu có, đổi đời…

{keywords}
Ảnh minh họa

Vào giờ hội ý của phụ huynh học sinh về các khoản đóng góp, tôi được biết thêm vài điều về bà mẹ này. Chị sinh năm 82, giá không nói thì phải đoán chị sinh khoảng năm 74,75. Ngày trước, chị rất mệ làm cô giáo, muốn học sư phạm nhưng vì nhà có con trai nên bố mẹ bắt nhừơng để anh ấy học Trung cấp nông nghiệp. Nghe nói ông anh này có biệt tài là tiêm gà, gà toi mà tiêm lơn, lợn chết,. Sau phải giải nghệ vì gia đình chẳng còn tiền đền cho “người nhà bệnh nhân”. Ngán ngẩm thật, thay vì có một cô giáo giỏi, lại hóa ra một ông bác sĩ thú ý tồi. Người cần học và đáng được học thì phải đi làm, lấy chồng sớm để nuôi một người không muốn học, và chả học được “thành tai” – theo đúng nghĩa tai ương.

Vì ấn tượng với chị nên sau này tôi cứ để ý xem chị sống thế nào. Hóa ra chị lấy phải một ông chồng lười làm, tham ăn, tham uống, chỉ có cái mác là trai Hà Nội. Ông chồng chị gầy nhom, suốt ngày cởi trần ngồi hút thuốc ở quán nước cạnh nhà. Người anh xăm trổ rồng phượng, nhưng giá như trách nhiệm của anh với gai đình nó cũng phượng rồng như thế. Hai đứa con trai, một 7 tuổi, và một tuổi gầy queo quắt. Có thể chúng giống bố, có thể chúng giống mẹ và rất có thể chúng giống như những đứa trẻ thiếu ăn, thiếu mặc khác.

Tôi cứ nghĩ, nếu như… chị được học đúng nghề mình thích, và tôi tin chị có khả năng ấy, thì chắc chị đã thành một cô giáo, và lấy một ông chồng khác, và có những đứa con vẫn như vậy nhưng béo tốt hơn, hồng hào hơn và vui vẻ hơn.

Con gái tôi có lần bảo muốn xin mẹ 10 000 để đãi bạn HA một cái xúc xích vì bạn ấy chưa bao giờ được ăn. Tự nhiên tôi thấy có gì đó cứ nghẹn lại ở cổ. Con của một người mẹ chăm chỉ, hiếu học, tuyệt vời đến vậy …lại chưa bao giờ được ăn xúc xích.

***

Đến bao giờ, trong một buổi họp phụ huynh nào đó, mẹ HA sẽ ngồi bàn đầu và cô giáo sẽ mời chị đứng lên, và nói:

- Chúng ta hãy cám ơn mẹ của HA, người bán trứng vịt, người không có quần áo đẹp, người không trang điểm, người dắt bộ con đi học…nhưng đó là một phụ huynh xứng đáng được ngồi bàn đầu.

(Theo Mẹ Thỏ và Emil/ Yeutretho)