- Năm học 2013-2014, phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” chính thức chuyển từ thí điểm sang dạy đại trà trên cả nước. Song “cuộc phiêu lưu đẹp đẽ” trong trường học Việt Nam mới chỉ đang bắt đầu.

Bạn có ngạc nhiên?

“Khi trẻ tiểu học trả lời bố mẹ: “Ồ, con vừa đi đo bán kính, chu vi trái đất về ấy mà; hay con vừa quan sát hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt trời thôi!” – Viện sĩ Pierre LENA Viện Hàn lâm KH Pháp và Tổ chức bàn tay nặn bột bắt đầu bài thuyết trình về phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột (BTNB).

{keywords}

Học bằng phương pháp BTNB, học sinh say mê... (Ảnh: GDTĐ)

Viện sĩ cho rằng: “Tất cả thí nghiệm trên trẻ đều có thể làm được với những vật dụng đơn giản và hướng dẫn của giáo viên (GV). Đừng để vẻ đẹp và kiến thức khoa học chỉ giới hạn trong một vài cá nhân. Hãy biến nó thành cuộc phiêu lưu kỳ thú, đẹp đẽ. Đừng bao giờ dạy trẻ khi chưa kích thích sự tò mò, ham khám phá của trẻ”.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển tâm đắc: “BTNB là một phương pháp dạy học tích cực, hơn thế nữa là chiến lược giáo dục khoa học”

Nhận thấy lợi ích cho cả cô và trò trong quá trình giảng dạy các bộ môn khoa học tự nhiên, bộ đã quyết định triển khai thử nghiệm trên diện rộng ở chục tỉnh từ 2011 và chính thức triển khai đại trà ở cấp tiểu học và THCS từ 2013-2014.

BTNB là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên.

Dưới sự giúp đỡ của GV, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.

Kích thức sự sáng tạo

Từ năm 2000- 2002, phương pháp BTNB đã được phổ biến cho sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thử nghiệm tại Trường TH Đoàn Thị Điểm, Trường Herman Gmeiner Hà Nội và trường thực hành Nguyễn Tất Thành (thuộc ĐH Sư phạm Hà Nội). Chủ đề giảng dạy là: nước, không khí và âm thanh...

{keywords}

Viện sĩ Pierre LENA Viện Hàn lâm KH Pháp và Tổ chức bàn tay nặn bột. (Ảnh: Văn Chung)

GV Huỳnh Thị Phương Thúy, Trường TH Lâm Quang Thử (TP Đà Nẵng) cho biết: “Sau 5 năm thực hiện phương pháp này sự thay đổi thấy rõ khi môn học khoa học kích thích tò mò, hứng thú học tập, tìm tỏi nảy sinh sáng tạo của trò.

Mỗi chủ đề được đưa ra còn đòi hỏi học sinh thảo luận, phản biện nhiều. Quá trình đó có các em nhiều sáng tạo, sáng kiến mà GV chưa nghĩ đến. Những câu hỏi bất ngờ tạo còn buộc GV phải nghiên cứu sâu hơn, phải chủ động trước câu hỏi thậm chí không có trong SGK của trò”.

“Trước một vấn đề có em nói ý kiến không đúng nhưng GV không bao giờ nói đó sai. Mọi em đều được nêu ý kiến. Cái hay của phương pháp này là vậy. Một khi trò được tự tay làm, tự thảo luận, bàn bạc thì sẽ nhớ rất lâu” – cô Thúy phân tích.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành cho rằng: “Giáo dục ngày nay đang hướng tới trang bị năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Những năng lực chỉ có thể có thông qua hoạt động, việc làm cụ thể.

BTNB là phương pháp dạy học tích cực có thể giải quyết các câu hỏi trên. Bằng việc được tìm tòi, nghiên cứu học sinh sẽ rèn được tư duy, quan sát, kỹ năng phản biện, tranh luận,… Những điều không bó hẹp trong khoa học mà rất cần cho cuộc sống sau này của mỗi em”.

Những trăn trở

Dẫu vậy những khó khăn, thách thức khi đưa phương pháp BTNB vào trường học tại Việt Nam.

{keywords}

GV Huỳnh Thị Phương Thúy cho biết: “SGK hiện nay cấu trúc bài học đã nói hết toàn bộ hình ảnh, các kết quả thí nghiệm rất cụ thể. Nếu để trò học theo như vậy sẽ không gây hứng thú vì các em biết hết rồi. Do đó tôi yêu cầu các em không mang cho SGK khi có tiết dạy theo BTNB”.

Cô Thúy cho biết thêm: “Trang thiết bị phục vụ cho phương pháp này rất quan trọng nhưng hiện nay đa phần GV phải tự mày mò, tìm tòi cho việc dạy. Thời lượng cho mỗi bài học hiện nay còn ngắn, GV phải chọn lựa bài học để dạy theo phương pháp này. Một số bài vẫn phải dạy theo phương pháp truyền thống”. Do học sinh được học 2 buổi ngày nên cô Thúy cân dạy các bài theo phương pháp BTNB ở buổi học chính, bài kia dạy buổi thứ hai.

GS Trần Thanh Vân, Hiệp hội Gặp gỡ Việt Nam một trong những người đầu tiên góp công đưa phương pháp này vào trường học tại Việt Nam trăn trở: “Hiện nay các GV của chúng ta chưa đào tạo một cách bài bản, để áp dụng phương pháp này cần có nhiều khóa tập huấn. Số GV đông nên phải làm 10-20 năm mới có thể thay đổi hoàn toàn.

Thêm trở ngại nữa là sĩ số mỗi lớp khá đông, từ 50-60 em/lớp cũng khiến việc phân nhóm, tổ chức làm thí nghiệm cho học trò có nhiều khó khăn”.

Phó Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành cho biết: “Cho tới nay, bộ đã biên soạn tài liệu dạy theo phương pháp BTNB cho các môn Vật lí, Hóa học, Sinh cấp THCS và Khoa học ở tiểu học. Hàng chục ngàn GV đã được qua các lớp tập huấn về phương pháp BTNB.

Nguồn học liệu cũng đang được bộ bổ sung bằng cách xây dựng website. Tại đây, các giáo viên có thể ghi lại các clip buổi giảng dạy để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp”.

Về nguồn thiết bị dạy học, ông Thành chia sẻ khó khăn với GV: “Tuy nhiên bộ khuyến khích GV có thể hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm từ những dụng cụ đơn giản, dễ làm”.

“Trong công văn gửi các trường Bộ hướng dẫn không nhất thiết theo từng bài từng tiết trong SGK; Các trường chủ động xây dựng chủ đề sao cho phù hợp với tiến trình sư phạm của phương pháp này” – ông Thành cho biết

Bộ GD-ĐT đang nghiên cứu để tiến tới thay đổi cách kiểm tra, đánh giá học sinh. “Việc kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết dần phải thay thế....”.

  • Văn Chung