Các trường ĐH không được kiểm định ở Mỹ kiếm hàng triệu đô la từ các sinh viên (SV) nước ngoài.

TIN BÀI KHÁC

Sinh viên bị lừa?

Buổi sáng thứ sáu, bốn SV ĐH đang run rẩy đứng trước tòa nhà chi nhánh của cơ quan Hoa Kỳ Di Trú và Thực thi Hải quan, cơ quan thực thi của Cục An ninh nội địa Mỹ.

Những SV này đã không ăn ngủ hai ngày, đều đến từ thành phố Hyderabad, Ấn Độ. Họ đang gặp rắc rối.


4 sinh viên đang đợi trước cơ quan nhập cư ở Bắc Virginia sau vụ trường ĐH Tri-Valley bị đột kích bởi cơ quan liên bang (Mỹ).

Bốn SV này, cũng như 1.500 SV khác từ Ấn Độ, đều đăng ký vào ĐH Tri-Valley của bang California. Trường ĐH này đã bị cảnh sát liên bang đột kích vào từ tháng giêng, bắt giữ tài sản, đe dọa trục xuất SV.

Trường ĐH này đã bị tố cáo là ĐH giả tạo vì thu tiền học phí từ các SV nước ngoài nhưng không đòi hỏi họ đến lớp.

Hiệu trưởng của ĐH Tri-Valley, Susan Xiao-Ping Su, đã phủ nhận lời buộc tội này.

Các SV của trường Tri-Valley đi làm toàn thời gian, làm những công việc bán lẻ cấp thấp. Trường này đưa ra danh sách 553 SV sống theo kiểu hai người một căn hộ gần trường, nhưng trên thực tế, họ sống rải rác khắp đất nước, kéo dài từ bang Texas tới Illinois và Maryland.

Cuộc đột kích vào ĐH Tri-Valley không nhận được sự quan tâm trong dư luận ở Mỹ, nhưng lại là câu chuyện lớn ở Ấn Độ.

Cơ quan nhập cư Mỹ đã cảnh giác cao độ với ĐH Tri-Valley khi xét visa cho SV đến học ở đây.

Nhưng điều tra của báo Chronicle cho rằng sự kiện Tri-Valley mới chỉ là phát hiện đầu tiên. Các trường ĐH khác, hầu hết là loại trường không được kiểm định, lợi dụng các quy định phức tạp của liên bang, nhận các SV nước ngoài và thu tới 3000 đô la để có cơ hội làm việc hợp pháp tại Mỹ.

Hiện tượng này phổ biến tại California và Virginia, luật pháp hai bang này lỏng lẻo và theo thông lệ, một số lớp SV chỉ học 3 tuần/1 kỳ. Những trường ĐH này mở cửa hàng nghìn SV nước ngoài và thu được hàng triệu đô lợi nhuận, vì họ có quyền, do Chính phủ Mỹ hỗ trợ SV của trường có visa.

Trong khi các tổ chức đào tạo này rất nổi tiếng trong giới SV Ấn đang tìm việc làm, họ cố gắng để không bị chú ý tại Mỹ. Sự mập mờ này dường như có lợi với Daniel Ho, ông chủ của trường ĐH Bắc Virginia, một trường không được kiểm định nhưng lại thừa nhận là trường ĐH nổi tiếng nhất của Mỹ dành cho SV Ấn Độ.

Vì trường không qua kiểm định

Làm thế nào mà một tổ chức đào tạo tai tiếng như vậy lại được chứng nhận ở Mỹ? Liệu có phải Bộ An ninh nội địa tiếp nhận các SV quốc tế không?

Theo các quan chức phát hiện thì những khe hở và sự mập mờ trong luật tạo điều kiện thuận lợi cho một trường ĐH mới mở cũng có thể được duyệt.

Sự kiện đóng cửa Tri-Valley đã dấy lên lòng nghi ngờ của Ấn Độ về chất lượng và tương lai của giáo dục ĐH ở Mỹ mà SV chính là nạn nhân.

Khi không được kiểm định, trường ĐH này đã nói rằng có cách khác để chứng minh về chất lượng. Chứng chỉ của trường này cần được ba trường được kiểm định khác chấp nhận.

Ngoài ra, theo quy định của liên bang, một chuyến thăm khảo sát trường chỉ cần hai đến 3 tiếng, hay nói cách khác sự thẩm định đó là rất hình thức.

Chuyến thăm đánh giá năm 2008 các quan chức liên bang thấy trường có cơ sở vật chất chỉ đủ cho 30 SV, nhưng cuối năm ngoái, trường đã nhận 1500 SV.

Do không thể đủ cơ sở vật chất cho số lượng SV lớn như vậy, trường buộc phải cho SV học các khóa học trên mạng mặc dù quy định liên bang hạn chế SV học hơn một khóa học trên mạng.

Trường còn khai thác quy định cho phép SV được được chấp nhận vào trường, có visa và sau đó chuyển cho người khác dù người đó chưa từng học ở trường.

Theo chính phủ Ấn Độ, chỉ có 100 SV được nhận visa trực tiếp từ Lãnh sự quán của Mỹ tại Ấn Độ để đăng ký học tại Tri-Valley.

Trường đã nhanh chóng kiếm lợi. Với vốn đầu tư 5000 đô la Mỹ ban đầu năm 2008 và được chính phủ phê duyệt cho phép nhận SV nước ngoài một năm sau đó. Đến năm 2010, trường đã có hơn 4 triệu đô la.

Tú Uyên (Theo Chronicle of Higher education)

Kỳ 2: Những trường ĐH Mỹ nào đang lừa đảo SV?