- Vấn đề được mổ xẻ tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Xây dựng văn hóa chất lượng và khung trình độ quốc gia” trong hai ngày 16 -17/10 tại TP.HCM.

Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Trần Anh Tuấn cho biết, hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, hệ thống giáo dục phân bố quá chênh lệch giữa vùng miền, thiếu dự báo nhu cầu nguồn lực,…

{keywords}
Ảnh Lê Huyền

Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD- ĐT) nêu thực trạng, hiện có quá nhiều loại văn bằng, chứng chỉ thiếu thống nhất về cả tên gọi và giá trị . Nhà tuyển dụng thiếu lòng tin vào văn bằng.

Việc cấp văn bằng, chứng chỉ chưa tương ứng với các điều kiện đảm bảo chất lượng, không được kiểm duyệt bởi một cơ quan có thẩm quyền giám sát, nhiều loại văn bằng khiến xã hội khó hiểu và chuẩn đầu ra không được xã hội tin tưởng.

"Về kiểm định chất lượng, hiện Bộ GD- ĐT và Bộ LĐ-TBXH đều có các cơ quan kiểm định chất lưọng nhưng hoạt động độc lập theo quy định và quy chuẩn riêng, gây khó khăn cho đảm bảo thống nhất trình độ" - ông Vinh nói.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, hiện tại Việt Nam là một trong 4 quốc gia ASEAN chưa có khung trình độ quốc gia (cùng với Campuchia, Lào và Myanmar).

Để hội nhập ASEAN và quốc tế, Bộ GD- ĐT đã triển khai nhiều biện pháp như đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới quản lý, đề án phát triển ngoại ngữ 2020, đào tạo giáo viên và mới đây nhất là Luật Giáo dục ĐH.

Việc xây dựng khung trình độ quốc gia là một thách thức rất lớn vì xây dựng khung trình độ sẽ tốn rất nhiều thời gian trong khi nhìn qua các nước khác như Indonesia mất 15 năm để xây dựng khung trình độ quốc gia, Thái Lan mất 10 năm trong khi ở Việt Nam chỉ còn hơn một năm để chuẩn bị.

Ông Hoàng Ngọc Vinh nhìn nhận, việc xây dựng khung trình độ quốc gia là một công việc hết sức mới mẻ, Việt Nam chưa có kinh nghiệm. Vì vậy việc xây dựng khung trình độ quốc gia đòi hỏi phải có sự tham gia của các Bộ, ngành, đại diện giới sử dụng lao động, các cơ sở GD-ĐT để có được sự đồng thuận cao nhất về khung trình độ.

Hiện Bộ GD-ĐT đã có 2 phương án cấu trúc của khung trình độ quốc gia.

{keywords}

Theo khung trình độ quốc gia, sinh viên cần phải đạt kiến thức, kĩ năng, mức độ áp dụng kiến thức, kĩ năng, trách nhiệm và tự chủ trong công việc

Phương án 1 có 9 cấp trình độ. Ở giáo dục ĐH có ba cấp: Tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân; Giáo dục chuyên nghiệp có ba cấp: CĐ (CĐN, CĐ - 2 năm sau trung học) Trung cấp (TCN, TCCN, 3 năm sau THCS…) Sơ cấp (4 trình độ từ sơ cấp 1- đến sơ cấp 4).

Phương án 2 có 10 cấp trình độ: Giáo dục ĐH có cấp: Tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân ĐH, CĐ B (2-3 năm); GDNN: CĐ A (CĐN 2 năm sau trung học), Trung cấp (TCN, TCCN, 3 năm sau THCS), Sơ cấp (có 4 trình độ từ 1 đến 4).

Dự kiến tháng 4/2014, sẽ trình Thủ tướng dự thảo cuối cùng về khung trình độ quốc gia.

  • Lê Huyền