- Tạo dựng môi trường làm việc thẳng thắn, cởi mở và chuyên nghiệp giúp các nhà giáo, nhà khoa học lấy công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học là mục đích duy nhất, là khởi nguồn của mọi đam mê khoa học, là động lực lớn lao nhất trong công việc".

Đây là bày tỏ của GS Trần Đình Hòa (43 tuổi), người vừa được công nhận chức danh GS trẻ nhất năm nay tại lễ công nhận chức danh GS năm 2013.

Năm nay, có 57 tân GS và 514 tân PGS được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh.

{keywords}
Lễ công bố quyết định và trao Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chức danh GS, phó GS năm 2013 cho 547 nhà giáo được tổ chức sáng 18/11. Ảnh Hạnh Ngân

Tân trẻ GS Trần Đình Hòa cho biết, không chỉ riêng ông, mà nhiều nhà khoa học thấy còn một số điều trăn trở.

Trong thực tế, vẫn còn nhiều nhà khoa học giỏi, có những đóng góp to lớn, rất thiết thực và hiệu quả, có khi âm thầm có khi hiện hữu nhưng vẫn chưa được vinh danh.

"Vẫn còn đó sự lựa chọn khó khăn giữa những lo toan của đời sống thường ngày với sự tập trung cho công việc đào tạo, nghiên cứu của các nhà giáo, nhà khoa học" - ông nói.

Tân GS trẻ cũng mong muốn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa của Đảng, Nhà nước trong việc tiếp tục đổi mới và ban hành các quy định, quy chế thật cụ thể, thật sự đi vào cuộc sống.

Đồng thời, tạo dựng môi trường làm việc thẳng thắn, cởi mở và chuyên nghiệp giúp các nhà giáo, nhà khoa học lấy công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học là mục đích duy nhất, là khởi nguồn của mọi đam mê khoa học, là động lực lớn lao nhất trong công việc hàng ngày.

Ông Trần Đình Hòa (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) cũng là trường hợp được đặc cách công nhận với những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc, đem lại lợi ích quốc gia.

Giáo sư Hòa không chỉ là giáo sư trẻ nhất của năm 2013, ông còn là người đạt được chức danh giáo sư ít tuổi nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Trước đó, khi được công nhận chức danh phó giáo sư ở tuổi 37, ông là phó giáo sư trẻ nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của mình.

GS Nguyễn Tuấn Anh, nguyên viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam (Bộ NN&PTNT), nhận xét:

+ Nếu chỉ có tố chất khoa học thể hiện bằng nghiên cứu không thôi, hẳn nhiều đề tài dù nghiệm thu xuất sắc vẫn có nguy cơ nằm sâu trong ngăn kéo. Hòa có sự nhạy cảm đặc biệt với thực tế sản xuất, biết nông nghiệp, nông dân đang cần hỗ trợ gì.

+ Khi vào công tác tại Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, Trần Đình Hòa đã lặng lẽ đeo đuổi đam mê nghiên cứu của mình, dự hầu hết các hội thảo khoa học. "Có những hội thảo bàn nhiều vấn đề "quá tầm" với một kỹ sư mới ra trường lúc ấy, nhưng Hòa vẫn cặm cụi đến nghe từ đầu đến cuối. Có lẽ đó là vốn liếng đặc biệt để Hòa có được những thành quả sau này".

(Theo Ngọc Hà - Tuổi Trẻ)


  • Chi Mai