Các câu hỏi về khoa học có tình huống quen thuộc về sữa, ô tô, loài sinh vật. Số lượng câu hỏi toán nhiều nên mắc nhiều lỗi hơn. Học sinh cũng làm sai những câu hỏi xa lạ với trường học.

Chiều 4/12, Bộ GD-ĐT đã thông tin về quá trình tham gia chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA), những kết quả chi tiết các bài thi mà Việt Nam đã làm. 
{keywords}

Với kết qủa xếp hạng PISA, ngành giáo dục yên tâm về chất lượng giáo dục phổ thông


Tại sao kết quả Toán thấp hơn khoa học?

PISA là bài thi đánh giá năng lực của học sinh tuổi 15 ở các lĩnh vực: Toán, Đọc hiểu và Khoa học. Mỗi lần đánh giá (chu kỳ 3 năm một lần) tập trung vào một lĩnh vực.

Năm nay, số lượng bài thi và câu hỏi các môn như sau: Toán học: 56 bài thi, 110 câu hỏi thi; Khoa học: 18 bài thi, 53 câu hỏi; Đọc hiểu: 13 bài thi, 43 câu hỏi.

Kết quả của lĩnh vực Khoa học gây bất ngờ lớn nhất với thứ hạng 8/65. Điểm trung bình Mean Score là 501 thì Việt Nam đạt 528. Việt Nam đứng sau các nước/vùng theo thứ tự: Thượng Hải, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Phần Lan, Estonia, Hàn Quốc.

Theo giải thích từ phía ban quản lý dự án PISA Việt Nam, thực tế, đây là lĩnh vực gặp nhiều thách thức nhất của HS VN, do đặc điểm chương trình giáo dục của VN không có môn học mang tên science trong nhà trường THCS và THPT mà HS được học các môn riêng rẽ Lý, Hóa, Sinh nên hạn chế về năng lực tư duy tổng hợp, liên lĩnh vực.

Tuy nhiên, các câu hỏi Khoa học được đưa vào đề thi lần này là các link unit (các bài đã đã được sử dụng trong kỳ PISA trước). Đồng thời, đó là các tình huống khá quen thuộc như về sữa, về ô tô, về môt số loài sinh vật. Các dạng câu hỏi cũng ở mức độ khó vừa phải nên HSVN đã trả lời rất tốt.

Toán họ clà lĩnh vực trọng tâm của kỳ PISA 2012. Việt Nam đứng thứ 17/65. Điểm trung bình Mean Score là 494 thì Việt Nam đạt 511.

Bộ GD-ĐT cho biết, có nhiều câu hỏi mới được biên soạn đáp ứng theo khung đánh giá năng lực hiện đại.

Ban quản lý văn phòng PISA Việt Nam đánh giá, các bài thi Toán học có số lượng nhiều, mới lạ, được cập nhật và đôi khi là những tình huống quá mới lạ với học sinh Việt Nam

Do đó, học sinh phải làm rất nhiều câu hỏi Toán học, không đủ thời gian làm bài, đành bỏ lại 1 số câu sau của quyển đề thi.

Mặt khác vì nhiều câu hỏi nên các lỗi về giải toán sẽ mắc nhiều hơn.

Học sinh VN chưa được làm quen một số dạng tóan gần đúng nên khó tính tóan, suy luận.

Một số tình huống xa lạ không có ở VN, nên HS trả lời theo ước đoán, thiếu chính xác.

Trong ba lĩnh vực thì Việt Nam có kết quả thấp nhất về đọc hiểu (nhưng vẫn cao hơn "chuẩn" của PISA: 496/508).

Yêu cầu đọc hiểu của PISA là đọc và trả lời các loại văn bản, nhiều loại hình văn bản nhật dụng như văn bản hành chính, văn bản Toán học, văn bản khoa học, thậm chí vẽ hình thay vì viết câu trả lời,...

Theo giải thích của Bộ GD-ĐT, có những văn bản mới lạ, nhiều tình huống xa lạ không giống như ở trường GV thường ra đề. Khi không hiểu rõ câu hỏi, không hiểu rõ văn bản, thời gian trả lời câu hỏi ngắn, HS đã không làm chủ tốc độ làm bài và bỏ lại 1 số câu hỏi.

Có 1 số câu hỏi Đọc hiểu HS VN làm không được tốt. Ví dụ, câu hỏi yêu cầu học sinh vẽ hành trình đi đến điểm Cực Nam của ông Musel, thì HS cứ viết câu trả lời, do chưa được làm quen với yêu cầu cần thực hiệndạn g này. Câu hỏi này không khó, hầu hết HS các nước OECD làm được nhưng HSVN lại không làm được.

Một số câu hỏi dạng biểu đồ, biểu bảng, HS VN không hiểu hết ý nghĩa hoặc không thạo việc đọc các biểu đồ, biểu bảng.

Có 2 câu hỏi do dịch nghĩa chưa sát nên gây sự khó hiểu hoặc hiểu lầmc ủa HS trong khi cần phải hiểu được ý nghĩa cả câu chuyện mới viết được câu trả lời.


PISA không đánh giá toàn diện năng lực

Kết quả khả quan này đã củng cố thêm ưu thế của học sinh VN về khả
năng tính toán, đọc viết đã đạt được qua các kỳ thi Olympic quốc tế,
qua đánh giá của các tổ chức quốc tế khác như Ngân hàng Thế giới.

Tuy nhiên, như Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói trong buổi họp báo, PISA không
đánh giá được toàn bộ năng lực của học sinh. Cách đánh giá của PISA
thiên về năng lực vận dụng kiến thức của học sinh để giải quyết các
vấn đề trong cuộc sống.

Đọc viết tốt, tính toán nhanh...là những "thành tưu cũ" - một ưu điểm của giáo dục
Việt Nam đã góp vào sự thành công trong tăng trưởng kinh tế của cuộc Đổi Mới từ năm 1986, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới.

Đón nhận kết quả này, GS Hoàng Tụy bày tỏ: "Đây là kết quả tốt cho Việt Nam. Mới nghe qua hơi lạ, nhưng nghĩ lại cũng thấy dễ hiểu".

Nhà khoa học theo sát giáo dục Việt Nam cho biết: Từ trước đến nay, ông vẫn không nghĩ THCS là khâu yếu, dù vẫn còn có vấn đề về chương trình học, giáo viên, phương pháp học… Còn cái yếu ở bậc THPT là" yếu tệ hại".

Theo ông, làm được toán hay không là do cách dạy, làm bài tập nhiều, chứ không phải thông minh.

"Những kỳ thi như PISA tôi cho rằng không đo được điều đó. Có những đức tính, kỹ năng cần thiết ở mỗi người PISA không kiểm tra, thi thố được. Quan trọng là ở độ tuổi về sau, xã hội có tiến lên không là ở giai đoạn sau này của mỗi người" - ông nói.

Song Hạnh